Chạy bền là hoạt động thể dục thể thao giúp bạn rèn luyện sức bền và độ dẻo dai cực tốt. Tuy nhiên không phải ai cùng có kinh nghiệm chạy bền giúp bạn chạy không bị mệt và đuối sức thì không phải ai cũng biết. Từ khâu chuẩn bị dụng cụ, luyện tập ra sao cho đến những việc cần làm sau khi chạy bộ,… Có rất nhiều lưu ý khi luyện tập chạy bộ mà bạn cần phải lưu ý để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có trong quá trình luyện tập của mình. Vậy bạn cần lựa chọn những dụng cụ như thể nào? Cách luyện tập ra sao? Cần có những lưu ý gì trong quá trình luyện tập? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để bổ sung những kiến thức bổ ích cho bản thân mình nhé.
Kinh nghiệm trước khi chạy bền
Để chạy bền trong thời gian dài, không bị mệt hay đuối sức, mất sức đòi hỏi người thực hiện phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất định. Vậy hãy cùng xem, những chuyên gia trong lĩnh vực này chia sẻ điều gì về kinh nghiệm chạy bền cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Để buổi chạy diễn ra thuận lợi, vừa giúp bạn đạt được thành tích tốt nhất, vừa bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu là điều không hề đơn giản. Thay vì loay hoay khi buổi chạy sắp diễn ra, hãy cùng “bỏ túi” những kinh nghiệm quý báu và áp dụng dễ dàng khi cần bạn nhé. Việc chuẩn bị sẽ giúp quá trình chạy bộ của bạn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Cụ thể, bạn nên lưu ý một số yêu cầu cơ bản sau đây:
Vấn đề sức khỏe
Sức khỏe là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc chạy bộ của bạn. Đặc biệt là với chạy bền, cơ thể sẽ cần rất nhiều năng lượng để duy trì buổi chạy trong thời gian dài. Do đó, nguyên tắc lựa chọn thực phẩm khi ăn là ưu tiên cho những loại thức ăn chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Hãy nhớ bổ sung tinh bột trước mỗi buổi chạy nhưng tránh dùng đồ ăn khó tiêu hóa, nhiều chất béo.
Lựa chọn trang phục vừa vặn
Bạn sẽ không thể chạy bộ khi khoác lên mình một bộ quần áo bó sát, một đôi giày quà chật hay giày quá rộng. Để tránh rơi vào trường hợp buổi chạy bị cản trở bởi yếu tố trang phục, tốt nhất bạn hãy dành thời gian tìm kiếm trang phục phù hợp như quần áo thấm hút mồ hôi tốt, giày chạy bộ, mũ, khăn,… hay đồng hồ bấm giờ để theo dõi quãng đường của mình.
Khởi động cẩn thận
Dù là chạy ngắn hay chạy bền, khởi động đều giữ vai trò vô cùng quan trọng. Cơ bắp và khớp xương của bạn sẽ được vận động từ từ, bôi trơn để có thể hoạt động trơn tru, nhịp nhàng hơn.
Chọn giày chắc chắn
Đôi giày chắc chắn là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình chạy bộ, một chiếc giày chạy bộ là phù hợp sẽ là một tiền đề vững chắc để giúp bạn có thể tập luyện chạy bộ tốt hơn bao giờ hết. Hãy lựa chọn cho mình những đôi giày chạy bộ dành riêng cho việc tập chạy bởi những đôi giày này thường có đế mềm và dốc về phía trước, giúp tăng tốc độ chạy của bạn tốt hơn cũng như giảm lực tác động trong quá trình chạy, đây cũng mà một cách chạy bền nhanh hiệu quả mà bạn cần lưu ý.
Trên đây chính là một số lưu ý cũng như hướng dẫn cách chạy bền nhanh mà không mệt giúp bạn tăng cường hiệu suất cũng như kết quả một cách tốt nhất. Đừng quên bổ sung dinh dưỡng thường xuyên để có thể tăng cường sức bền hiệu quả nhé.
Kinh nghiệm khi chạy bền
Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi chạy, quá trình chạy bộ đòi hỏi bạn cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định.
Hít thở đúng cách
Theo chia sẻ của một số huấn luyện viên trong lĩnh vực này; một trong những nguyên nhân khiến người chạy bị mất sức chính là hít thở chưa đúng. Kỹ thuật đúng nhất là hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Đặc biệt, nhịp thở cần song hành cùng nhịp chạy để nâng cao hiệu quả tập luyện của bạn.
Uống nước thường xuyên và không dồn quá sức lúc đầu
Khi chạy bộ, cơ thể thường toát nhiều mồ hôi dẫn đến tình trạng mất nước. Thế nên, các bạn nên mang theo 1 chai nước để bổ sung nước khi cần thiết. Chạy bền có nhiều điểm khác biệt so với chạy ngắn. Do đó, các bạn đừng quá cố gắng dồn sức ở những quãng đường đầu tiên. Tốt nhất hãy chạy từ từ, tìm nhịp chạy phù hợp với cơ thể mình. Sau đó, bạn có thể tăng tốc. Điều hòa tốc độ khi cảm thấy mệt và tiếp tục quãng đường khi đã hồi sức.
Những việc cần làm sau chạy bền
Khi đã hoàn tất quãng đường tham gia, kinh nghiệm chạy bền sau khi chạy cũng vô cùng quan trọng mà các bạn đừng quên lưu tâm, chú ý.
Thả lỏng cơ thể
Khi chạy bộ xong, nhiều người quá mệt mỏi nên đã ngồi ngay xuống ghế với hy vọng có thể nghỉ ngơi nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là hành động hoàn toàn sai lầm. Nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bạn nhé. Tốt nhất bạn nên đi bộ thêm trong vài phút. Thả lỏng cơ thể và giãn cơ để giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Lên kế hoạch luyện tập và ăn uống hợp lý
Bạn nên dành thời gian cho việc luyện tập thường xuyên hàng tuần. Cụ thể, từ 3-5 buổi chạy bộ/tuần chính là kinh nghiệm chạy bền mà không mất sức. 2 ngày còn lại chính là thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi bạn nhé. Sau buổi chạy, các bạn hãy nạp năng lượng cho cơ thể với các loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Đó là chuối, ức gà, cá hồi, yến mạch, rau củ để sớm phục hồi sức khỏe sau khi tập.
Tạo động lực cho việc chạy bền
Nhiều người khi mới luyện tập chạy bền thường rơi vào trạng thái mệt mỏi dẫn đến nản chí. Đây chính là bộ môn giúp bạn rèn luyện sự kiên nhẫn và nghị lực rất tốt. Do đó, các bạn hãy tự tạo động lực cho bản thân mình mỗi ngày thông qua gợi ý cụ thể như sau:
Nghe nhạc khi chạy bộ
Việc thưởng thức âm nhạc sẽ giúp bạn cảm thấy quãng đường chạy bộ như thu nhỏ lại. Hãy mang theo máy nghe nhạc, tai nghe và thả lòng mình vào những bài hát yêu thích bạn nhé.
Tìm bạn cùng chạy bộ
Hãy rủ người thân, bạn bè cùng tham gia chạy bộ. Bởi người đồng hành sẽ khích lệ bạn khi chạy và hỗ trợ bạn trong quá trình tập luyện.
Trên đây là một số kinh nghiệm chạy bền hữu ích cho người mới bắt đầu. Hãy cùng áp dụng để có được thành tích luyện tập, niềm đam mê với bộ môn chạy bền bạn nhé. Chúc các bạn thành công với mục tiêu của bản thân mình.
Nguồn: tocsport.com