Các tư thế yoga phù hợp cho dân văn phòng

Các tư thế yoga phù hợp cho dân văn phòng

Phương pháp thể dục Thể thao

Những tư thế yoga dưới đây sẽ giúp dân văn phòng tăng cường sức khỏe, giảm đau mỏi cổ vai gáy sau hàng giờ đồng hồ ngồi trước máy tính làm việc. Hầu hết nhân viên văn phòng ngồi trước bàn phím trong vài giờ, điều này có thể gây cứng hông và chân, cũng như đau cổ, vai và lưng. Các tư thế yoga sau đây sẽ giúp cải thiện và phục hồi sức khỏe. Những tư thế yoga được chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn giảm đau mỏi vai gáy và phục hồi năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Tư thế yoga : Rắn hổ mang bành

Tư thế này gập lưng làm giãn cột sống, khai mở ngực và phản tác việc ngồi cong người suốt ngày. Nằm dài trên sàn, nhẹ đặt bàn tay lên đất trước mặt bạn và gấp khuỷu tay vào ngực. Đẩy bàn tay lên, nhấc nhẹ để gấp lưng và kéo vai chúc xuống. Ngước lên và gắng không căng mặt hay hàm.

Rắn hổ mang bành

Tư thế yoga : Nửa chim câu

Mông có thể căng do ngồi nhiều giờ. Để tăng tính mềm dẻo và mức cử động của hông và khai mở ngực và vai; hãy thử tư thế nửa chim bồ câu. Bắt đầu bằng bàn tay và đầu gối ở vị trí đầu bàn. Trượt đầu gối phải lên trước và để cẳng phía sau. Thử gập cẳng chân trước với góc 900. Ngồi thẳng, và khi thở ra, ngực ưỡn về trước và đưa cánh tay ra trước mặt bạn để cảm nhận duỗi sâu.

Tư thế yoga : Trẻ nhỏ hạnh phúc

Tư thế trẻ hạnh phúc tạo thư giãn tuyệt hảo cho khớp hông vốn có thể cứng do nhiều quá nhiều. Nằm sấp lưng, kéo đầu gối về ngực và chộp đầu gối vào trong; kéo xuống sao đầu gối vươn ra hai bên thân bạn. Nếu vươn quá căng, chộp sau đùi bạn. Gắng đưa hông xuống sàn. Thở sâu và lắc nhẹ bên này bên kia, trở lại trạng thái tĩnh ở trung tâm trong 30 giây. Tư thế này êm dịu có thể giúp tâm thức thoải mái trong khi cũng nhẹ nhàng khai mở lưng, hông và vai.

Ngồi với cẳng chân gấp lại phía dưới bạn, ngón cái chạm và đầu gối choãi ra hai phía. Ủ ngực giữa hai đùi, đưa trán xuống sàn và vươn hai cánh tay ra trước mặt bạn hay buông xuống hai bên. Thở sâu và nghỉ ở tư thế càng lâu như mong muốn.

Trẻ nhỏ hạnh phúc

Tư thế yoga : Thở kiểu sitali

Thở trầm lắng này là liều giải độc hoàn hảo cho ngày dài căng thẳng. Nó xả căng thẳng trong cơ thể và tâm trí, và giúp ta loại stress và bực tức, đưa ta về trạng thái cân bằng và trong sáng hơn. Để thực hiện bài tập pranayama làm tươi mát này,ngồi trên ghế hay sàn trong vị thế cẳng chân bắt chéo thoải mái, mắt nhắm. Thò thụt lưỡi và liếm hai mép (nếu khó đưa lưỡi, gắng tạo nhẹ chữ “O” bằng mồm). Hít vào qua mồm, để không khí qua lưỡi, cảm nhận thở mát, và rồi thở ra đằng mũi. Tiếp tục thở nhịp nhàng dài trong 3 phút. Bạn cảm thấy hoàn toàn thư giãn.

Tư thế yoga : Cúi mặt xuống

Để đi đến tư thế. Hãy chuyển mình thành hình chữ “V” đảo ngược.Với hai bàn tay vươn dài ra phía trước và bạn nâng mông, bàn chân bám sàn (với chiều rộng mông dang ra). Các ngón tay bám sàn và hướng về phía trước, chú ý đến hơi thở khi bạn thư duỗi trong 30 – 60 giây.

Tư thế này giúp bạn tăng cường cơ bắp trong cơ thể. Nó giảm căng thẳng ở vai, thư giãn cổ và làm dòng máu lưu thông đôi chút lên não. Bạn cũng có khả năng thực sự duỗi cẳng chân nên nếu bạn ngồi suốt ngày, cẳng chân thành bất động. Tư thế cũng tốt cho cổ tay và bàn tay được duỗi dài vốn có thể trở nên đau nhức hay mệt do nhiều giờ gõ bàn phím.

Cúi mặt xuống

Tư thế yoga : Tư thế cá

Tư thế cá là tư thế giảm căng thẳng tuyệt hảo và cũng là trị liệu cho mệt mỏi và lo âu, theo tạp chí Yoga. Để có tư thế đó, ngồi lên hông với cẳng chân dang ra trước mặt bạn và ngón chân cái chĩa thẳng. Để hai bàn tay dưới hai hông và ngả đầu ra sau xuống đất sau bạn. Thở sâu và nghỉ ở tư thế trong 15 – 30 giây. Tư thế cá xả căng thẳng ở cổ, họng và đầu giúp vươn cơ ngực và nở phổi.

Tư thế yoga: Góc thắt

Tư thế này giúp mở hông và giảm khó chịu. Do thần kinh tọa có thể trở nên xấu đi khi ngồi thời gian dài. Ngồi thẳng sao gan bàn chân chạm và đầu gối choãi ra. Đưa bàn chân hướng về chậu và siết bàn tay quanh bàn chân. Dập đầu gối lên xuống nhiều lần như cánh bướm. Rồi ngồi yên và tập chú trọng lượng hông và đùi vào sàn, giảm đau của dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa bắt đầu ở lưng dưới chạy xuống hai cẳng chân, và chứng đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra khi dây thần kinh bị nén cách nào đó. Đi xe nhiều và ngồi thời gian dài cùng lúc làm tình trạng xấu thêm.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn