Tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Phương pháp thể dục Thể thao

Một trong những món quà lớn nhất mà chúng ta có thể cho trái tim của mình là tập thể dục. Trên thực tế, tập thể dục thường xuyên kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh là một kế hoạch tốt để ngăn ngừa bệnh tim, bệnh về động mạch vành và bệnh mạch máu. Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn khiến cho người tập cảm thấy khỏe mạnh hơn… Vậy cách tập luyện thể dục như thế nào là đúng cách để giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch?

Lợi ích của tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên không những giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch mà còn làm cho con người cảm thấy khỏe khoắn và thoải mái hơn trong cuộc sống. Theo nghiên cứu, nếu tập thể dục 30 – 60 phút mỗi ngày và tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Đồng thời kiểm soát được các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và béo phì.

Tập thể dục thường xuyên không những giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch

Ngoài ra, tập thể dục còn giúp giảm căng thẳng trong cuộc sống. Giúp bạn khỏe hơn, ngủ ngon hơn và ăn ngon miệng hơn. Các hình thức tập thể dục như đi xe đạp, tập yoga, bơi… cũng rất tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, trong các hình thức tập thể dục thì đi bộ được chứng minh rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Bạn có thể đi bộ mọi nơi, mọi lúc với các tốc độ khác nhau.

Người bệnh, người cao tuổi vẫn rất cần tập thể dục. Hãy trao đổi với bác sĩ về hình thức, thời gian tập thể dục và cường độ tập thể dục cho phù hợp với từng thể bệnh cụ thể. Nên ngừng tập thể dục nếu cảm thấy: đau ngực, đau lưng, đau vai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, mệt, nhịp tim đập nhanh hoặc đập chậm… hoặc khi thấy có dấu hiệu bị nói ngắt quãng khi đang tập thể dục.

Những bài tập thể dục nào tốt cho tim mạch?

Những bài tập thể dục nào tốt cho tim mạch?

Dưới đây là một số bài tập thể dục được các chuyên gia tim mạch đánh giá là tốt cho tim. Những bài tập này bao gồm:

+ Bài tập Aerobic: bao gồm chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, tập theo đài hoặc nhạc. Những bài tập này yêu cầu người tập phải di chuyển nhanh để nhịp tim tăng lên. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một bài tập phù hợp.

+ Bài tập tăng cường sức mạnh: bao gồm các bài tập nâng tạ hoặc tập yoga. Những bài tập này giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp. Bạn nên thực hiện chúng khoảng 2-3 lần một tuần để đạt được kết quả tốt nhất.

+ Bài tập giãn cơ: các bài tập giãn cơ còn có tên gọi là Stretching. Chúng có tác dụng rất tốt trong việc thư giãn cơ bắp, lưu thông mạch máu; phục hồi và giảm các cơn đau nhức sau khi vận động hoặc tập thể dục.

+ Bài tập toàn thân: bao gồm bơi lội, chống đẩy, trượt tuyết, chèo thuyền, kickboxing,…Những bài tập toàn thân giúp đốt cháy lượng calo của cơ thể. Đồng thời đánh tan lượng mỡ thừa đáng ghét; duy trì một vóc dáng cân đối và bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh.

Nên tập thể dục như thế nào cho hiệu quả?

mỗi người nên tham gia luyện tập thể dục, thể thao với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng; mỗi người nên tham gia luyện tập thể dục, thể thao với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong khoảng 5 ngày một tuần. Việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp tăng sức khỏe của tim mạch và toàn bộ cơ thể.

Nếu bạn là người mới bắt đầu tập thể dục; bạn nên thực hiện từng chút một để làm quen và thích nghi dần dần với các bài tập. Sau đó, bạn có thể tăng cường thời gian tập luyện lâu hơn trước. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn để lựa chọn cho mình một chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe. Điều này giúp hạn chế tối đa sự chấn thương trong quá trình tập luyện.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn