Chấn thương trong bóng đá là điều mà bất kì một cầu thủ nào trên sân cỏ không thể tránh khỏi. Có thể bong gân, có thể phải treo chân 1 tháng hay cả đời là điều mà không ai nói trước được. Những chấn thương này có thể bắt nguồn từ chính bản thân bạn không luyện tập kỹ lưỡng. Nhưng đó cũng có thể là do từ phía đối thủ của bạn xơ ý làm bạn bị chấn thương. Dù là bắt nguồn từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì việc phòng tránh những chấn thương là điều vô cùng cần thiết giúp bạn nuôi dưỡng niềm yêu bóng đá của mình. Hãy cùng chúng tôi tổng hợp những chấn thương hay gặp phải và những bí quyết giúp bạn phòng tránh nhiều nhất có thể nhé.
Các nguyên nhân gây chấn thương chủ yếu
Nhận thức chưa đầy đủ về chấn thương thể thao: Nhiều người cho rằng chấn thương là không thể tránh khỏi khi luyện tập, thi đấu, hoặc một vài chấn thương nhỏ không gây ảnh hưởng gì đáng kể. Vì vậy, họ đã không chú ý tới việc phòng tránh; khi xảy ra chấn thương không phân tích tìm nguyên nhân, đúc rút kinh nghiệm, khiến chấn thương liên tục xảy ra, các chấn thương nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn.
Công tác chuẩn bị, khởi động không thích hợp. Khởi động giúp hưng phấn toàn bộ hệ thần kinh. Giúp nâng cao khả năng thích nghi của các cơ quan (từ hệ vận động tới nội tạng). Là cơ sở để bước vào các hoạt động chính thức. Không khởi động, khởi động không kỹ, lượng vận động khi khởi động quá lớn, nội dung các bài tập khởi động không thích hợp, khởi động quá sớm… đều có thể dẫn tới chấn thương cho cầu thủ khi luyện tập hay thi đấu.
Kinh nghiệm phòng tránh chấn thương trong bóng đá
Trạng thái tâm, sinh lý không tốt: Có thể do mệt mỏi, buồn ngủ, nghỉ ngơi không đủ; chưa hoàn toàn hồi phục sau chấn thương. Những yếu tố này khiến vận động viên không tập trung. Phản xạ chậm chạp, thiếu chuẩn xác rất dễ xảy ra chấn thương..
Chấn thương là chuyện không thể tránh trong môn thể thao mang tính đối kháng mạnh như bóng đá. Dù ở bất cứ địa hình sân nào, một khi người chơi đã để hết tâm trí vào trái bóng thì nhiều lúc cũng xảy ra những pha va chạm vô tình gây nên chấn thương.
Trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản
Người mới bắt đầu đến với bóng đá phủi cần chú ý nâng dần mức độ vận động. Tránh thi đấu liên tục trong thời gian quá dài, xen kẽ chế độ nghỉ ngơi hồi phục hợp lý. Mỗi trận đá chỉ kéo dài 20 -30 phút. Sau đó ra nghỉ để người khác vào thay phiên.
Trong quá trình thi đấu, sẽ rất khó để tránh những chấn thương. Chính vì thế, người chơi nên tự trang bị cho mình một số kiến thức căn bản về cách xử lý chấn thương ở mức độ nhẹ như: chườm lạnh, băng nẹp cố định. Đồng thời, người chơi cũng cần chủ động chuẩn bị sẵn thuốc giảm đau để sử dụng khi cần thiết. Việc sử dụng thuốc giảm đau nên theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt trong thi đấu thể thao cũng như trong đời sống hằng ngày là cần thiết. Đây là cách giúp chúng ta vượt qua cơn đau nhanh chóng và hữu hiệu. Khi cơn đau đã được đẩy lùi thì ta mới có thể chơi thể thao hết mình; các sinh hoạt hằng ngày cũng sẽ thoải mái, dễ chịu hơn.
Chọn trang phục phù hợp với bản thân
Tưởng chừng rất đơn giản nhưng việc lựa chọn quần áo bóng đá và giày thi đấu phù hợp là việc làm cần thiết và quan trọng hàng đầu. Để hạn chế tối đa những chấn thương đáng tiếc trên sân bóng.
Tiêu chí đầu tiên, bạn phải chắc chắn rằng đôi giày bạn đang sở hữu vừa vặn đúng với kích cỡ bàn chân. Ngoài ra, ốp ống quyển hay nhiều nơi gọi là ống đồng hoặc ốp chân cũng đặc biệt được chú ý. Bởi những va chạm dù khá nhẹ nhưng khi không được bảo vệ sẽ rất dễ dẫn đến chấn thương ống quyển.
Đặc biệt với thủ môn, bạn cần trang bị cho mình găng tay có gân cứng ở mỗi ngón. Để tránh trường hợp bị bẻ ngược từ những pha đẩy bóng. Riêng ở vị trí người gác đền, việc ốp khuỷu tay 2 bên cũng rất quan trọng. Nó phục vụ cho các động tác bay người đẩy bóng. Hãy chú ý đầu tư một bộ quần áo thủ môn đúng chuẩn với các đặc tính bảo vệ an toàn. Tránh những chấn thương đáng tiếc khi thi đấu. Nhưng cần lưu ý rằng, tất cả dụng cụ thi đấu phải nằm trong giới hạn quy định của ban tổ chức khi có giải. Không làm ảnh hưởng đến đối phương.
Dành cho bản thân có thời gian hồi phục
Với dân bóng đá phủi, các quy tắc an toàn và chấn thương không được chú trọng. Điều này rất dễ dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc mà chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta chỉ đề cập đến chấn thương. Bạn phải chắc chắn rằng đã bình phục hoàn toàn khi gặp phải chấn thương trước đó thì mới nghĩ đến chuyện ra sân.
Nếu chấn thương cũ của bạn vẫn chưa bình phục, khi vận động mạnh quá sức chịu đựng sẽ dẫn đến nguy cơ chấn thương nặng. Sẽ gây nguy hiểm hơn rất nhiều. Trường hợp này, bạn phải là người hiểu rõ cơ thể của mình nhất. Sự nôn nóng sẽ làm chấn thương của bạn trầm trọng hơn ngoài sự tưởng tượng.
Lắng nghe cơ thể
Công tác kiểm tra y tế, test thể lực gần như không xuất hiện trong hoạt động bóng đá phong trào. Các cầu thủ thường vì tinh thần chiến đấu cao nên dễ dàng bỏ qua tín hiệu xấu từ cơ thể. Rất nhiều trường hợp ra sân khi đang có dấu hiệu cảm cúm, nhức đầu. Tất nhiên, sau đó là hậu quả tức thời khi bạn không đảm bảo được thể lực tốt nhất. Gây ảnh hưởng đến kết quả toàn đội và dễ bị chấn thương.
Hãy luôn chắc chắn bạn ở trạng thái tốt nhất trước khi ra sân. Ngược lại, hay cân nhắc đúng mực nếu có bất kỳ dấu hiệu không an toàn mà cơ thể bạn phát ra. Bởi xét cho cùng, bóng đá phủi là nơi rèn luyện sức khỏe, chứ không phải hủy hoại bản thân.
Khởi động trước trận đấu
Tại các thành phố lớn, việc di chuyển đến sân bóng lớn luôn rất mất thời gian. Phần lớn các cầu thủ chỉ đến đúng giờ bóng lăn nên bỏ qua luôn các động tác khởi động. Nhưng đó là việc làm sai lầm. Đừng bao giờ chủ quan ra sân thay đồ là vào sân chơi luôn.
Nếu không làm nóng các khớp, cơ bằng các bài khởi động như chạy nhẹ, chạy nước rút, căng cơ, đá lăng, xoay khớp, bật nhảy… cơ thể của bạn sẽ không thể đáp ứng ngay các hoạt động ở cường độ cao.
Nguồn: thethaomientay.com