Trong cuộc sống hiện nay, trẻ đến trường thường bị bạn bè xa lánh do nhiều lý do từ phía trẻ, từ phía gia đình…Nếu bạn không thể trao đổi, nói chuyện với cha mẹ khác, hoặc với các thầy cô giáo khi tổ chức các hoạt động chung cho trẻ. Đừng ngại chuyển chỗ ở hoặc chuyển trường cho con. Tiến sĩ Emily Edlynn sống ở Illinois, Hoa Kỳ. Tác giả cuốn sách “Nghệ thuật và Khoa học làm mẹ”. Đây là một chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu trẻ em và thanh thiếu niên. Từ kinh nghiệm cá nhân và nghiên cứu, khi các bậc cha mẹ nhận thấy rằng con cái của họ đang bị bạn bè và hàng xóm xa lánh, Emily đã cung cấp những lời khuyên hữu ích cho các bậc cha mẹ.
Câu chuyện về bạn bè xa lánh
Tôi từng nhận được email của một người mẹ có con bị bạn bè xa lánh. Và rất băn khoăn trước câu chuyện này. Người mẹ kể: “Hàng xóm của chúng tôi là những bố mẹ trực thăng rất nghiêm khắc. Trong một lần chơi cùng, con trai hơn 2 tuổi của tôi vô tình khiến con trai 4 tuổi của họ bị thương khi hai đứa trẻ tranh giành đồ chơi. Chúng tôi đã xin lỗi một vài lần nhưng gia đình hàng xóm không chấp nhận, thậm chí mắng tôi.
Đã gần hai năm trôi qua, họ vẫn không cho con mình chơi với con trai tôi. Thậm chí nói với những đứa trẻ khác trong khu phố rằng con trai tôi xấu tính. Đây là một chuyện lớn vì khu vực tôi sống chỉ có khoảng 20 đứa trẻ. Tôi đã gặp giáo viên mầm non của con và hỏi liệu cháu có vấn đề về hành vi hay không. Và được khẳng định con tôi tình cảm và ngoan ngoãn”. Người mẹ sợ rằng con trai cô bị định kiến và điều này ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con.
Đặc điểm của những trẻ bị bạn bè tẩy chay và xa lánh
Những trẻ bị bạn bè tẩy chay và xa lánh là trẻ bị phần lớn bạn bè ghét và số ít bạn bè thích. Khoảng một nửa bé trai bị bạn bè xa lánh thường hung hăng. Trẻ đánh, đá hoặc xô đẩy người khác nhiều hơn những trẻ khác, và trẻ cũng có xu hướng hay phá phách và gây hấn hơn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các bé trai bị bạn bè xa lánh đều hung hăng. 13% đến 20% trẻ bị nhút nhát và thích thu mình. Số còn lại thì gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người khác. Hành động kỳ quặc, phá phách, thiếu chín chắn của trẻ kéo trẻ ra xa khỏi bạn bè.
Các bé gái thường ít hung hăng hơn các bé trai. So với bạn bè, các bé gái bị xa lánh thường có xu hướng muốn làm chủ người khác, thích thể hiện những cảm xúc tiêu cực, thích đề cập đến việc phạm luật, và kém kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hơn các trẻ khác.
Những hậu quả trẻ em phải gánh chịu
Tôi cho rằng, trước hết người lớn đừng bao giờ bắt một đứa trẻ 2 tuổi chịu trách nhiệm cho bất cứ hành động nào của mình. Não bộ của trẻ gần như không có sự hiểu biết về những điều đúng, sai. Tôi nghĩ câu chuyện này không đáng phải kéo dài trong suốt hai năm, nhất là người mẹ đã gửi lời xin lỗi.
Tuy nhiên, thật không may rằng chuyện này không những không dừng lại. Mà còn lan sang những đứa trẻ hàng xóm khác. Và tôi nghĩ những bậc phụ huynh có thể bắt đầu giải quyết từ những điều sau.
Trao đổi cùng phụ huynh
Nếu con bị xa lánh, bạn có thể làm việc với bố mẹ của những đứa trẻ khác. Bạn nên chia sẻ việc con trai mình bị định kiến. Và hỏi xem liệu có cơ hội nào để con xây dựng các mối quan hệ với bạn bè hay không. Nếu họ cởi mở, con cái họ nhiều khả năng cũng làm được như vậy. Sau khi nói chuyện để những bố mẹ khác hiểu. Bạn nên gợi ý tổ chức các hoạt động chung cho những đứa trẻ. Việc này sẽ xóa mờ định kiến về “đứa trẻ xấu tính” lên con trai bạn.
Với tư cách người mẹ, tôi hiểu tầm quan trọng của việc giữ mối quan hệ tốt với các bố mẹ khác. Chúng tôi không chỉ trở thành bạn bè. Mà tôi còn học hỏi được nhiều phương pháp dạy con hay, kết nối những đứa trẻ với nhau.
Ngoài “người mẹ trực thăng” đó, bạn kết nối với những phụ huynh khác thế nào? Với những gia đình bạn có cảm tình và đánh giá có phương pháp giáo dục tốt Liệu có cơ hội nào cho con trai bạn chơi cùng con cái của họ hay không? Hãy cố gắng tận dụng điều đó.
Tham gia nhiều hoạt động xã hội
Bạn vẫn nên nói chuyện với trẻ về tầm quan trọng của giao tiếp xã hội. Việc được hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa đem đến cảm giác thân thuộc, xây dựng sự tự tin cho mỗi đứa trẻ. Ngược lại, cảm giác bị bạn bè từ chối sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em. Đặc biệt khi chúng lớn lên bởi các định kiến sẽ theo chúng trong suốt thời gian đó.
Nếu đã nỗ lực tiếp xúc và nói chuyện với các gia đình. Những đứa trẻ hàng xóm vẫn cho rằng con xấu tính và xa lánh. Bạn không nên ngại ngần ở lại khu vực đó nữa. Ngoài ra, bạn cần tìm kiếm những cộng đồng khác để trẻ giao tiếp và gần gũi nhiều bạn bè hơn, có thể là lớp mầm non hoặc các buổi học ngoại khóa, không nên chỉ phụ thuộc vào khu vực sinh sống.
Quan tâm đến trẻ nhiều hơn
Nếu là người mẹ trong bức email, liệu bạn có muốn lùi lại một chút. Đồng thời, suy nghĩ xem liệu câu chuyện có thể phức tạp hơn một sự cố hay không? Biết đâu hành vi nào đó của đứa trẻ đã bị hiểu nhầm. Người mẹ đã rất sáng suốt khi trao đổi với giáo viên. Nhưng biết đâu vẫn còn rủi ro hoặc điều gì đó cả trường học và bạn chưa nhận ra?
Theo kinh nghiệm của tôi, một số hành vi của trẻ có thể là một phần của sự khác biệt trong quá trình phát triển thần kinh. Bạn cần tích cực quan sát các tương tác xã hội của trẻ, can thiệp vào quá trình đó càng ít càng tốt. Việc này giúp bạn có cơ hội thấy được những hành vi của trẻ khi chơi với bạn bè và hiểu rõ hơn tại sao đứa trẻ lại bị gán mác xấu tính. Nếu có điều gì bất thường, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ và can thiệp kịp thời.
Nguồn: Vnexpress.net