biếng ăn

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Phòng bệnh cho trẻ Sức khỏe

Với tốc độ suy dinh dưỡng trẻ em giảm nhanh và bền vững, Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức do tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (SDD) của trẻ em dưới 5 tuổi vẫn ở mức cao. Vì vậy, trong điều kiện xã hội hiện nay, việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vẫn được đặt lên hàng đầu. Các bậc phụ huynh có thể làm gì để bảo vệ con em khỏi tình trạng suy dinh dưỡng? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời cho vấn đề này ngay trong bài viết sau.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì?

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng; bao gồm thiếu năng lượng, protein, lipid và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Theo báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới năm 2019 của Tổ chức Unicef; trên thế giới cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ thiếu dinh dưỡng. Tại Việt Nam, có hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng thể thấp còi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em

Những “con số biết nói” này đã dấy thực trạng số trẻ em phải chịu hậu quả; từ chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không đáp ứng đủ và đúng nhu cầu đang rất báo động.

Cách tính suy dinh dưỡng ở trẻ em dựa trên chỉ số nhân trắc

Bên cạnh những dấu hiệu thường thấy, có một cách chính xác hơn; để có thể nhận biết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Mà bố mẹ hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Nhưng cũng xin lưu ý rằng, cách thức này chỉ mang tính chất nhận biết và cảnh báo. Mọi thông tin chính xác cần được thăm khám tại các cơ sở uy tín cùng sự tư vấn chi tiết của các chuyên gia dinh dưỡng.

Hiện nay, Bộ Y tế và Viện Dinh Dưỡng Quốc gia áp dụng cách tính suy dinh dưỡng dựa vào Z-Score (đơn vị đo độ lệch chuẩn) của 4 chỉ số: cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi (hoặc chiều dài nằm theo tuổi nếu trẻ dưới 2 tuổi), cân nặng theo chiều cao và BMI theo tuổi.

Trong đó BMI theo tuổi sẽ được tính bằng công thức:

Chỉ số BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao (m)* Chiều cao(m))

Đối tượng trẻ em có nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và protein. Cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển.

Đối tượng trẻ em

  • Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
  • Trẻ thấp cân (dưới 2500g). Trẻ không được bú sữa mẹ trong năm đầu.
  • Trẻ từ 6-18 tháng tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất. Vì lứa tuổi này bắt đầu ăn bổ sung và giảm dần bú mẹ.
  • Trẻ thường xuyên bị mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
  • Trẻ thiếu chǎm sóc hay bị “bỏ rơi”.
  • Mẹ cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng. Thức ăn dặm thiếu dầu mỡ, thức ǎn động vật, rau xanh, hoa quả.
  • Người mẹ trước và trong khi mang thai ǎn uống không đầy đủ, sau sanh dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa
  • Mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng, không có thời gian chăm sóc con cái. Hoặc do điều kiện kinh tế xã hội.

Ảnh hưởng tiêu cực của bệnh suy dinh dưỡng

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
  • Nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng cấp tính, tiêu chảy cấp hay viêm đường hô hấp cao.
  • Suy dinh dưỡng làm cho cơ quan trong cơ thể kém phát triển như hệ cơ, xương, miễn dịch, thiểu năng trí tuệ do thiếu các chất: sắt, Iod, DHA, Taurin,… có thể ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ lúc tuổi dậy thì.
  • Giảm trí thông minh, thể lực suy yếu, thấp bé, chậm chạp, lờ đờ, giao tiếp xã hội thường kém, giảm khả năng tiếp thu trong học tập.

Biện pháp phòng bệnh

  • Cần cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho trẻ. Đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Đối với những trẻ suy dinh dưỡng nhiều tăng chất béo tối đa theo nhu cầu khuyến nghị.
  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng tuổi.
  • Chăm sóc trẻ bằng bữa ăn hợp lý: tập cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng (Glucid, Lipid, Protein, Vitamin)

phòng bệnh

  • Theo dõi trẻ qua chấm biểu đồ tăng trưởng
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: chọn thực phẩm tươi. Hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, đảm bảo ăn chín uống sôi.
  • Phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng. Chăm sóc đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong thời gian trẻ bị bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bị bệnh.
  • Tẩy giun cho trẻ lúc đầy 12 tháng tuổi. Và tẩy giun theo định kỳ.

Một số lưu ý

  • Không cai sữa trẻ khi trời đang nóng hoặc quá lạnh, khi trẻ đang ốm; và lưu ý giai đoạn chuyển ăn bột sang ăn cháo, từ cháo sang cơm trẻ chưa thích nghi kịp.
  • Khi thay đổi môi trường sống như bắt đầu đi học ở nhà trẻ. Trẻ chưa thích nghi kịp thời nên có phản ứng ăn kém ngủ kém dễ sút cân.
  • Tuyên truyền cho phụ huynh tiêm phòng tiêm chủng đầy đủ. Trẻ 6- 36 tháng uống vitamin A định kỳ vệ sinh an toàn thực phẩm tránh nhiễm trùng đường ruột giun sán.

Nguồn: suckhoesinhsanbinhduong.vn