cảm cúm

Làm gì để phòng ngừa bệnh vào mùa lạnh cho trẻ nhỏ?

Phòng bệnh cho trẻ Sức khỏe

Thời tiết bất thường trong mùa đông là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus phát triển khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu. Đặc biệt là trẻ em do sức đề kháng của cơ thể cũng bị suy giảm. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ trong thời tiết giá lạnh như hiện nay, điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ phải tìm cách giữ ấm cơ thể và bổ sung đúng cách các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Không chỉ có vậy việc tìm hiểu và phòng ngừa các loại bệnh ở trẻ có thể xảy ra vào mùa lạnh cũng là điều thiết yếu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin xoay xung quanh vấn đề này ngay trong bài viết sau.

Biện pháp phòng bệnh cho trẻ

Những việc cần làm để phòng ngừa bệnh mùa lạnh

Với trẻ nhỏ, cần giữ ấm cơ thể và phải có việc cần thiết mới cho trẻ ra khỏi nhà.

Với trẻ đi học, buổi sáng buốt, sương lạnh phải giữ ấm toàn thân cho trẻ. Nhiều bố mẹ chủ quan, mặc ấm cho trẻ nhưng không đeo khẩu trang, mũ giữ ấm đầu. Trẻ cũng có thể nhiễm lạnh và mắc bệnh. Tắm cho trẻ trong phòng tắm đóng kín, tránh gió lùa.

Những việc cần làm để phòng ngừa bệnh

Nhà cửa phải giữ thông thoáng, sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nước uống; nên pha thêm nước nóng để tan giá. Nhất là buổi sáng ngủ dậy, nhiều người vẫn chủ quan rót nước trong bình cho trẻ uống. Trong khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp. Nước không kém gì nước để trong tủ lạnh, khiến trẻ dễ có nguy cơ viêm họng.

Khi trẻ mắc bệnh

Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh viêm đường hô hấp; trẻ thường ho, sổ mũi. Vì vậy việc vệ sinh mũi hàng ngày rất quan trọng nhưng phải đúng cách. Cần ngâm lọ nước muối trong nước ấm, tan giá; thử giọt lên mu bàn tay thấy hơi âm ấm là có thể nhỏ mũi cho trẻ.

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi cho trẻ, nhất là các loại thuốc kháng sinh. Phải uống thuốc theo chủ dẫn của bác sĩ.

trẻ mắc bệnh

Khi thấy trẻ có biểu hiện nặng lên, ở trẻ nhỏ thì bé thể hiện khó chịu; bú ít hơn ngày thường, khóc khi đang bú rồi bé lại có giấc ngủ bất thường (ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường, quấy khóc); thì cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ. Lúc này, ngoài quan sát cách thở của bé qua cánh mũi (khi thở, hai cánh mũi phập phồng lên xuống rõ ràng). Thì nên vén áo lên để quan sát ngực con.

Thấy bé thở nhanh, ngực lõm hơn bình thường thì cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế ngay. Vì có thể bệnh đã diến biến nặng. Ở trẻ nhỏ, viêm phổi diễn tiến rất nhanh; nên việc phát hiện, đưa con đi khám sớm là vô cùng quan trọng, phòng biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Cách phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ từng giai đoạn

Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để hai đến ba ngày tắm một lần. Thời gian tắm cho bé không quá 10 phút. “Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho trẻ lúc trời trở lạnh là tắm từ dưới lên trên. Gội đầu thật nhanh sau khi tắm để tránh bé bị lạnh khi đang ướt”, bác sĩ nhấn mạnh.

Bố mẹ có thể tắm trước rồi mới đến trẻ để không khí phòng tắm ấm lên. Bạn cũng có thể cho một ít dầu tràm vào nước để trẻ tắm ấm hơn. Không nên giữ trẻ ở lâu trong phòng kín, dễ mắc bệnh hơn. Trẻ cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm.

phòng bệnh mùa lạnh

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần được ra ngoài trời tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng để hấp thụ vitamin D, phòng ngừa được bệnh còi xương. Hạn chế cho trẻ tới nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa các nguồn ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá…

Đối với trẻ sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt đồng thời giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh, đặc biệt là các bé sinh non. Riêng bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, đội mũ khi ngủ là không cần thiết mà sẽ khiến nhiệt độ vùng đầu của bé tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của não bộ.

Nguồn: hih.vn