Bệnh tim mạch là căn bệnh diễn ra vô cùng âm thầm, lặng lẽ. Triệu chứng của bệnh không rõ ràng như đau ngực, nhói lồng ngực, đau đầu, khó thở…Với những biểu hiện không rõ ràng nhưng hậu quả lại vô cùng nguy hiểm. Trong những năm gần đây tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch ở Việt Nam cũng rất cao. Đặc biệt ở độ tuổi từ 65 trở lên. Ở người cao tuổi diễn biến của bệnh cũng phức tạp và nhanh chóng hơn. Vậy bệnh tim mạch có biểu hiện như thế nào? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân mắc bệnh tim mạch
Trong quá trình lão hóa, cấu trúc của tim bị biến đổi, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim. Tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Bên cạnh đó, các van tim, van động mạch chủ cũng bị thoái hóa, không còn thực hiện chức năng tốt được nữa. Dẫn đến các bệnh van tim. Tình trạng xơ vữa, biến đổi cấu trúc mạch máu, làm thành mạch dày lên còn lòng mạch hẹp lại, là nguyên nhân của đột quỵ. Thêm vào đó, mạch máu của người cao tuổi cũng giảm độ mềm mại – đàn hồi cần thiết. Chính là một trong những cơ chế gây bệnh tăng huyết áp. Đồng thời, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu vào động mạch. Đó là những lý do khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh tim mạch.
Phương pháp phòng bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Chế độ sinh hoạt
- Bỏ thuốc lá: Người cao tuổi tuyệt đối không được hút thuốc lá. Vì thuốc lá chứa nicotin làm co mạch máu, giảm oxy trong máu và tổn thương mạch máu khiến bệnh tim mạch tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, thuốc lá còn giảm lượng mỡ tốt nhưng lại tăng mỡ xấu, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim
- Khám sức khỏe định kỳ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, người cao tuổi cần thực hiện khám sức khỏe để tầm soát bệnh tim mạch. Từ đó có những biện pháp chữa trị sớm và kịp thời.
- Kiểm soát huyết áp: Để phòng ngừa bệnh tim mạch do tăng huyết áp, người cao tuổi cần duy trì mức huyết áp dưới 120/80 (mm Hg).
- Kiểm soát bệnh tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần tiến hành kiểm tra và kiểm soát thường xuyên lượng đường trong máu. Đồng thời giảm lượng cholesterol để phòng bệnh tim mạch.
- Quản lý căng thẳng và giận dữ: Tâm lý căng thẳng chính là yếu tố dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Vì vậy, người nhà cần giúp người cao tuổi sống trong bầu không khí thoải mái, hạnh phúc và đầm ấm.
Chế độ tập luyện
Tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp người cao tuổi có mức huyết áp ổn định. Giúp ngăn ngừa béo phì, tăng cường chức năng tuần hoàn và hô hấp. Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vì vậy, người cao tuổi cần tập luyện đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Những nhóm bài tập thể dục tốt cho sức khỏe người cao tuổi là đi bộ, khiêu vũ, dưỡng sinh…. Trước khi bắt tay vào việc thực hiện một hình thức luyện tập mới. Người cao tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ để chắc chắn bài tập đó phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng
Các thực phẩm ưu tiên
- Ưu tiên cá: Người cao tuổi nên ăn nhiều cá, đặc biệt các loại cá hồi, cá ngừ giàu omega 3. Với các loại đạm từ gia cầm, heo, bò, nên ăn thịt nạc với lượng khiêm tốn.
- Bổ sung chất xơ, vitamin và chất khoáng: Người cao tuổi nên ăn các loại ngũ cốc thô như gạo lức. Các loại đậu giúp chuyển hóa chất béo. Ngoài ra, chế độ ăn của người cao tuổi cũng cần bổ sung các loại rau củ và trái cây. Vì chúng chứa nhiều chất chống ôxi hóa. Đặc biệt, bông cải xanh chứa Glucoraphanin. Có tác dụng thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxi hóa. Giúp đào thải độc tố trong cơ thể. Từ đó giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon.
- Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể: Trái với suy nghĩ uống nhiều nước càng tốt, người cao tuổi chỉ nên uống đủ lượng nước cơ thể yêu cầu. Vì khi cơ thể đã lão hóa, tim và thận đã không còn hoạt động tốt như trước. Nước nếu uống nhiều hơn nhu cầu sẽ bị tích trữ lại gây khó thở, phù nền, thậm chí khiến cơ thể bị “ngộ độc nước”.
- Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung: Hệ tiêu hóa đã lão hóa, kéo theo khả năng hấp thu các vitamin và khoáng chất cũng suy giảm. Do đó, người cao tuổi nên bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dễ hấp thu. Giúp tăng sức đề kháng, hạn chế mệt mỏi, ăn ngủ ngon. Đồng thời giúp giảm cholesterol, tốt cho hệ tim mạch và tạo hệ xương chắc khỏe.
Thực phẩm cần hạn chế
- Hạn chế muối và đường: Ăn nhiều đường sẽ khiến tình trạng xơ vữa động mạch, tiểu đường trở nên trầm trọng hơn. Còn thói quen ăn mặn chính là nguyên nhân gây huyết áp, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như suy tim, tai biến.
- Hạn chế rượu, bia: Các chất kích thích như rượu, bia có ảnh hưởng rất xấu với sức khỏe. Đặc biệt là các bệnh tim mạch nói riêng.
- Ít chất béo và cholesterol: Một chế độ ăn với những thực phẩm ít chất béo và cholesterol là vô cùng quan trọng trong việc giúp người cao tuổi phòng bệnh tim mạch. Người cao tuổi nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt. Bổ sung thêm các loại đậu và các thực phẩm khác từ thực vật. Để bổ sung chất xơ cũng như các vitamin tốt cho cơ thể. Khi chế biến thức ăn cho người cao tuổi, bạn nên dùng các loại dầu có nhiều axít béo không no. Ví dụ như dầu hướng dương, dầu ô liu hay tốt nhất là dầu bắp. Vì có chứa Plant Sterol – chất béo thực vật giúp giảm lượng cholesterol đi vào máu từ thức ăn hàng ngày.
Kết luận
Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần chủ động điều trị và phòng ngừa. Vì vậy, khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường nên thăm khám càng sớm càng tốt. Nhằm phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Mong rằng những cách phòng bệnh tim mạch trên đây có thể giúp người cao tuổi phòng bệnh tim mạch hiệu quả. Sống lâu sống khỏe, vui vầy cùng người thân và gia đình.
Nguồn: vinamilk.com.vn