Đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi

Các dịch vụ phòng bệnh hiệu quả cho người cao tuổi

Phòng bệnh cho người lớn tuổi Sức khỏe

Người cao tuổi là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt về sức khỏe. Bởi vì ở lứa tuổi này là lúc diễn ra những suy yếu trong các cơ quan chức năng. Người lớn tuổi thường bị các bệnh như bệnh về tim, bệnh hô hấp hay các bệnh về đường tiêu hóa…Và giới chuyên môn luôn khuyến khích họ phòng bệnh hơn chữa bệnh. Người cao tuổi chủ động tham gia dịch vụ phòng bệnh đúng cách sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh. Bài viết sau sẽ cung cấp đến bạn những phương pháp phòng bệnh cho người cao tuổi hiệu quả.

Thế nào là dịch vụ phòng bệnh?

chủ động tham gia các dịch vụ phòng bệnh cho người cao tuổi

Các bác sĩ thường cung cấp những dịch vụ khám bệnh phòng ngừa để giúp mọi người tránh khỏi các vấn đề về sức khỏe hoặc sớm nhận biết. Trong nhiều trường hợp, phát hiện bệnh sớm sẽ có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh. Dịch vụ phòng bệnh bao gồm các xét nghiệm sàng lọc, tiêm phòng và tư vấn sức khỏe. Căn cứ vào tuổi tác, giới tính và bệnh sử của từng người và gia đình mà bác sĩ sẽ giới thiệu những dịch vụ phù hợp.

Phòng ngừa hoặc nhận biết những vấn đề sức khỏe bất thường ở giai đoạn đầu sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, kéo dài tuổi thọ để tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều người cao tuổi không được tiêm phòng, xét nghiệm sàng lọc hay sử dụng các dịch vụ phòng bệnh như các chuyên gia khuyến cáo.

Dịch vụ phòng bệnh quan trọng đối với người cao tuổi

Dịch vụ tiên ngừa phòng bệnh cúm

Cúm là bệnh dễ lây qua đường hô hấp, do vi rút cúm gây ra. Bệnh cúm có thể gây nguy hiểm đối với những đối tượng như trẻ sơ sinh, thai phụ, người có hệ thống miễn dịch kém và người trên 65 tuổi. Khoảng 85% các ca tử vong do cúm thường xảy ra ở bệnh nhân 65 tuổi trở lên. Do vậy, người cao tuổi nên tiêm vắc-xin hằng năm giúp ngăn ngừa bệnh cúm.

Chủng ngừa phế cầu khuẩn

Vắc-xin polysaccharide phế cầu khuẩn (PPSV) giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi. Đối với những bệnh nhân viêm phổi, vắc-xin này giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Đây là loại vắc-xin đặc biệt quan trọng đối với nhóm người này bởi họ có nguy cơ mắc phải bệnh viêm phổi và các biến chứng rất cao.

Xét nghiệm sàng lọc ung thư vú

Gần một nửa các ca ung thư vú mới phát hiện ở phụ nữ độ tuổi từ 65 trở lên. Phụ nữ từ 50 – 74 tuổi nên chụp X-quang vú 2 năm một lần để phát hiện sớm ung thư vú. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn mức độ chụp X-quang thường xuyên hay không.

xét nghiệm sàng lọc để phát hiện bệnh sớm

Xét nghiệm sàng lọc ung thư đại, trực tràng

Cứ hai trong số ba ca ung thư đại, trực tràng mới phát hiện ở những người từ 65 tuổi trở lên. Từ 50 tuổi và tiếp tục cho đến 75 tuổi, tất cả người cao tuổi nên được kiểm tra ung thư đại, trực tràng. Các bác sĩ sẽ tư vấn loại xét nghiệm thích hợp cần thực hiện.

Xét nghiệm sàng lọc tiểu đường

Bệnh tiểu đường phổ biến đối với người cao tuổi. Tuổi từ 60 trở lên cứ 4 người có một người mắc phải căn bệnh này. Nếu huyết áp thường xuyên cao hơn mức 135/80 mm Hg, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm kiểm tra bệnh tiểu đường ngay cả khi không có bất kì triệu chứng nào.

Kiểm tra mức Cholesterol

Kiểm tra mức Cholesterol

Mức độ cholesterol cao là nguyên nhân gây ra nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột qụy. Nam giới từ 35 tuổi trở lên nên thường xuyên kiểm tra mức độ cholesterol. Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cũng cần được kiểm tra. Mức độ cholesterol thường được kiểm tra bằng cách xét nghiệm máu.

Xét nghiệm sàng lọc loãng xương

Theo Tổ chức Y tế Thế giới cứ 2 phụ nữ trên 85 tuổi sẽ có 1 người bị gãy xương. Và tương tự cứ 3 nam giới ở cùng độ tuổi có 1 người bị gãy xương. Ở Việt Nam, khoảng 20% phụ nữ Việt Nam trên 60 tuổi có triệu chứng loãng xương và con số này sẽ tăng lên gấp 2 lần trong vòng 20 năm tới. Như vậy, hậu quả của bệnh loãng xương là khá nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, kinh tế – xã hội của toàn cộng đồng. Vì vậy phụ nữ từ 65 tuổi nên được kiểm tra loãng xương. Xét nghiệm này thường được gọi là kiểm tra khối lượng xương (hay mật độ xương). Điều này giúp người cao tuổi chủ động cung cấp dưỡng chất cần thiết.

Kết luận

Tham gia các dịch vụ phòng bệnh nhằm mục đích ngăn bệnh trước khi nó bắt đầu. Thường bằng cách giảm hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Phòng ngừa sơ cấp có thể bao gồm phòng ngừa miễn dịch (tiêm phòng). Hay phòng ngừa thứ cấp nhằm phát hiện và điều trị bệnh hoặc các biến chứng của nó ở giai đoạn sớm. Trước khi có triệu chứng hoặc mất chức năng, do đó giảm thiểu thêm bệnh và tỉ lệ tử vong.

Nguồn: hoiyhocduphong.vn