đau bụng

Làm thế nào để phòng ngừa và chăm sóc bé bị tiêu chảy cấp?

Phòng bệnh cho trẻ Sức khỏe

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gây tử vong do mất nước và mất muối. Là nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng của trẻ. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài hơn 14 ngày (gọi là tiêu chảy kéo dài). Các trường hợp tiêu chảy xảy ra và kéo dài trong thời thơ ấu thường được chẩn đoán là tiêu chảy mãn tính. Trong khi trẻ bị tiêu chảy cấp hoặc mãn tính là cấp tính và mãn tính, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải.

Vì vậy, việc bù nước và dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị tiêu chảy, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Đồng thời cũng nên nắm rõ các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ để giảm thiểu tình trạng đến mức tối đa.

Chú ý đảm bảo trẻ không bị mất nước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ sẽ mất nước, thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn chất khoáng, lâu ngày sẽ gây suy dinh dưỡng, nguy cơ nhiễm trùng huyết, thậm chí gây tử vong. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch Oresol hoặc Oresol II với thành phần gồm Na, K, Cl đầy đủ và thích hợp giúp bù lại lượng nước và điện giải đã mất qua phân.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Tiêm chủng VNVC: “Con đường duy nhất để nạp chất dinh dưỡng cho bé là đường miệng, nhưng nếu trẻ có dấu hiệu mất nước và bỏ bú thì phụ huynh nên đưa trẻ đi bệnh viện. Tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách cho bé bú từng ít một, thậm chí là đút cho bé uống từng thìa một để bù nước cho bé.

đảm bảo trẻ không bị mất nước

Không nên cho bé uống nhanh, vì uống nhanh sẽ khiến bé dễ nôn hơn, sau đó lại ép bé uống tiếp – tình trạng nôn ói liên tục dễ dẫn đến tình trạng mất nước, sau 1,2 lần như vậy sẽ khiến bé sợ hãi, quấy khóc nhiều. Trong trường hợp bé bỏ bú, không hợp tác, hoặc bố mẹ không giúp bé bú/uống sữa được thì chắc chắn phải đưa bé đi bệnh viện”.

Bác sĩ Khanh cũng hướng dẫn cách để bù nước cho bé bằng Oresol: “Khi pha Oresol, bố mẹ nhớ pha đúng cách, không nên xé đôi viên thuốc hoặc gói thuốc sẽ không đúng nồng độ làm giảm tác dụng thuốc”.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh tiêu chảy

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Bạch Mai, Giám đốc Y khoa Miền Bắc Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, khuyên các bậc phụ huynh ngoài bù nước và điện giải, nên bổ sung dinh dưỡng phù hợp trong giai đoạn bệnh để trẻ mau chóng phục hồi sau thời gian bị tiêu chảy.

Đối với trẻ nhũ nhi, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn để tránh mất nước, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để kiểm soát tình trạng tiêu chảy của con bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ. Đối với trẻ ăn dặm và trẻ lớn, hiện tượng tiêu chảy kéo dài có thể khiến bé biếng ăn, sụt cân nghiêm trọng, thậm chí suy dinh dưỡng. Vì vậy mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không nên bắt trẻ nhịn ăn, kiêng khem quá mức.

nấu cháo cho bé bị tiêu chảy

Bác sĩ Lê Bạch Mai cho biết thêm, khi bị tiêu chảy, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm. Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ nhưng vẫn duy trì đủ 4 nhóm thực phẩm. Gồm nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất.

Tránh cho trẻ dùng các loại thực phẩm có lượng đường nhiều, lượng đạm và các chất điện giải thấp. Các thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như măng, rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt… Nước hoa quả công nghiệp, nước có ga cũng là thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu. Làm rối loạn các chất điện giải trong cơ thể, khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

Phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng; nhập viện thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ. Theo WHO, trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus có tỷ lệ nhập viện cao gấp ba lần so với tiêu chảy do nguyên nhân khác. Tại Việt Nam, 50% trường hợp tiêu chảy cấp nhập viện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là do Rotavirus.

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus là vắc xin. Trẻ cần được uống vắc xin càng sớm càng tốt ngay từ 6 tuần tuổi; để phòng ngừa và tránh biến chứng nặng gây ra do Rotavirus. Hiện nay Việt Nam đang có 3 loại vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus là Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ) và Rotavin-M1 (Việt Nam).

Nên tiêm vắc-xin cho trẻ

“Rotavirus chiếm đến 50% tỷ lệ gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ; cứ 2 trẻ bị thì hết 1 trẻ bị tiêu chảy do virus Rota. Ảnh hưởng nghiêm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, có nhiều người quan niệm rằng. Nếu lúc bé đã từng bị tiêu chảy rồi thì không cần phải uống vắc xin Rota nữa.

tiêm vắc-xin cho trẻ bệnh tiêu chảy

Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vì bệnh tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân, nhiều loại virus, vi khuẩn gây ra. Phụ huynh lưu ý trong lúc bé đang bị tiêu chảy thì không nên sử dụng vắc xin. Đợi bé hết bệnh rồi hãy cho bé uống sớm nhất có thể”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Sử dụng vắc xin là một phần trong chiến lược toàn diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để kiểm soát bệnh tiêu chảy, cùng với việc tăng cường với các biện pháp phòng ngừa như nuôi con bằng sữa mẹ, cải thiện nguồn nước, cho trẻ ăn uống các thực phẩm an toàn, rửa tay bằng xà phòng trước khi dùng bữa và sau khi đi vệ sinh…

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh khác

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.
  • Bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh.
  • Hạn chế ra vào vùng đang có dịch.

biện pháp phòng ngừa

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm:

  • Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.
  • Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín; các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua…
  • Chọn mua thức ăn từ nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng.
  • Các thức ăn đã nấu chín hoặc thức ăn còn dư; để từ bữa trước sang bữa sau phải được bảo quản tốt. Nếu chỉ sử dụng ngay sau một thời gian ngắn thì đậy lồng bàn, để nơi mát, thoáng gió. Nếu muốn để lâu (vài tiếng trở lên) thì phải cho vào tủ lạnh; lưu ý tủ lạnh phải để ở mức độ đủ lạnh cần thiết.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn; để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn.

Nguồn: laodong.vn