Mẹ bầu cần lựa chọn những thực phẩm sạch để bổ sung trong quá trình mang thai

Phương pháp ăn uống khi mang thai giúp mẹ khỏe mạnh, con phát triển tốt

Ẩm thực Dinh dưỡng cho mẹ bầu

Thật tuyệt vời khi người phụ nữ được tiếp nhận một thiên chức mới đó là làm mẹ. Khi mang thai, hẳn nhiên người phụ nữ cũng cảm thấy vui sướng vì cảm nhận được em bé trong bụng đang phát triển mỗi giờ, mỗi ngày. Tuy nhiên theo thời gian thì mẹ cũng lo lắng thêm nhiều điều, nổi bật nhất phải kể đến đó là việc mẹ ăn uống khi mang thai thế nào để con tăng cân mà mẹ không gặp phải tình trạng quá dư thừa cân nặng. Các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết này để từ đó biết cách điều chỉnh, thay đổi chế độ ăn uống sao cho vào con mà không vào mẹ nhé.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm

Trong thai kỳ, mẹ bầu không nên chỉ tập trung ăn một vài loại thực phẩm đặc biệt nào. Thay vào đó nên ăn đa dạng và cân đối tất cả các nhóm thực phẩm: đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất…Mỗi loại thực phẩm lại giúp cung cấp 1 nhóm chất dinh dưỡng nhất định. Do đó, việc mẹ bầu ăn đa dạng thực phẩm giúp hấp thu được đầy đủ tất cả các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và thai nhi.

Không bỏ qua bữa ăn sáng

Bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Đặc biệt đối với mẹ bầu lại càng quan trọng. Việc ăn bữa sáng đầy đủ giúp cung cấp năng lượng ngày mới cho mẹ. Ngoài ra cũng giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé yêu sau một đêm dài.

Một số thực phẩm dành cho bữa sáng giàu dinh dưỡng mẹ có thể lưu ý như: ngũ cốc, trứng, sữa và những thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt heo, thịt bò, đậu nành và các chế phẩm…

Tạo dựng thói quen ăn chậm nhai kỹ

Mẹ bầu nên tạo cho mình thói quen ăn chậm nhai kỹ vì điều này tốt cho dạ dày

Khi mang thai, cơ thể cần nạp 2500 calories/ngày. Do những thay đổi hocmon trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, chị em nên thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thay vì ăn nhanh, vừa ăn vừa xem TV, bạn nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn những món mình yêu thích, ăn chậm nhai kỹ để dạ dày có cảm giác nhanh no. Thói quen này còn kiềm chế bạn ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.

Chia nhỏ các bữa ăn

Chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ (5-6 bữa). Đặc biệt là 3 tháng đầu khi những cơn buồn nôn, nôn ói của ốm nghén thai kỳ xảy ra nhiều nhất. Chia nhỏ các bữa ăn giúp mẹ không phải nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn, gây áp lực cho dạ dày. Do đó sẽ giúp mẹ duy trì lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời còn kiểm soát được lượng ăn vào để không bị tăng cân quá nhiều.

Thay vì ăn những đồ ăn vặt không tốt (snack, bánh kẹo, thức ăn chế biến sẵn..), mẹ hãy tăng cường bổ sung các loại hoa quả, nước trái cây, các loại hạt vào bữa phụ của mình. Chúng vừa tốt cho cơ thể lại cung cấp đủ dinh dưỡng cho con yêu. Mẹ đừng quên các thực phẩm giàu DHA để bé yêu thông minh hơn nhé.

Hạn chế ăn các món ngọt và mặn

Mẹ bầu nên hạn chế ăn các món ngọt và mặn

Cố gắng hạn chế không ăn nhiều để không bị tăng cân cũng như bị tiểu đường thai kì. Do vậy nếu hôm nay bạn ăn bánh, kẹo, chè thì ngày mai bạn sẽ cố gắng nhịn vài ngày rồi sau đó mới dám ăn tiếp lại. Nói chung là lúc cố gắng kiềm chế thì phải đòi hỏi quyết tâm dữ lắm, các bạn cũng cố gắng nhé!

Ngoài việc không ăn nhiều món ngọt thì bạn cũng hạn chế tối đa ăn mặn. Điều này giúp bạn tránh bị các nguy cơ như bị phù nước ở chân hay huyết áp tăng. Khi ăn ở ngoài, các bạn cũng nên lựa những nơi chất lượng để ăn. Bạn cũng hạn chế không húp nhiều nước súp để tránh cơ thể hấp thụ nhiều bột ngọt, muối hay đường. Điều này không tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé chút nào

Uống nhiều nước mỗi ngày

Mỗi ngày cần cung cấp khoảng 2 – 2,5 lít nước cho mẹ bầu. Bổ sung đủ nước giúp mẹ bầu tránh được tình trạng mất nước. Ngoài ra còn giảm những triệu chứng buồn nôn, khó chịu của cơn ốm nghén. Uống đủ nước giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Đồng thời nước sẽ hạn chế hiện tượng táo bón thai kỳ, giảm cảm giác đói, hạn chế thèm ăn.

Nguồn: Meijimom.vn