Những cách xin lỗi trẻ nhỏ hiệu quả của cha mẹ

Những cách xin lỗi trẻ nhỏ hiệu quả của cha mẹ

Đời sống Đời sống gia đình

Trong cuộc sống gia đình, cha mẹ nào cũng có lúc tức giận la mắng con cái, các bậc phụ huynh đã vô tình nói những lời nặng nề trong cơn nóng giận của họ. Hay làm những hành động tàn nhẫn. Tuy nhiên, những lời nói biện minh cho những hành động này, hay lời xin lỗi sẽ làm giảm sự tôn trọng của đứa trẻ với ba mẹ của mình. Các bậc cha mẹ cần nhận thức rõ được cái sai của mình để làm những điều đúng đắn. Do đó, làm thế nào để thừa nhận lỗi và vi phạm. Bước đầu tiên là xin lỗi đúng cách, hãy nói lời xin lỗi những đứa trẻ tổn thương.

Câu chuyện thực tế

Câu chuyện thực tế

Một bà mẹ từng để con gái 6 tuổi nghịch màu vẽ trong lúc mẹ đi siêu thị. Dù đã hướng dẫn con rất kỹ, lúc về nhà, người mẹ tá hỏa khi thấy con quên không phủ khăn lên ghế phòng ăn, màu vẽ dính bẩn ra ghế. Bà hét lớn: “Mẹ đã bảo con che cái ghế lại cơ mà”. Cô bé khóc, còn bà tức giận, cho rằng con gái vô trách nhiệm.

Người mẹ thừa nhận việc lo lắng về đại dịch cùng thời gian ở nhà. Đã khiến mình trở nên nóng tính và nhạy cảm hơn rất nhiều với lỗi lầm của con. Sau khi mắng con, bà cảm thấy tội lỗi. Các chuyên gia của Parents cho rằng nhiều phụ huynh cũng gặp tình huống tương tự. Nhưng không thừa nhận với trẻ rằng mình đã sai lầm, bởi điều đó đồng nghĩa với sự yếu đuối.

Tiến sĩ Tovah P. Klein, Giám đốc Trung tâm Phát triển trẻ em, Đại học Barnard, nhận định nhiều bố mẹ sợ khi nhận sai, sợ mất kiểm soát và đứa trẻ sẽ không sợ họ nữa. “Đây là quan niệm sai lầm tương đối phổ biến”, ông nói và đưa ra một số mẹo để giúp người lớn xin lỗi trẻ em đúng cách.

Chủ động xin lỗi

Đôi khi những người làm sai cố gắng thể hiện việc biết lỗi. Theo nhiều cách như tặng quà, chủ động bắt chuyện. Tuy nhiên, Susan Shapiro, giáo sư đại học và là tác giả cuốn sách bán chạy nhất trên New York Times, cho biết những thanh thiếu niên cô từng phỏng vấn nói rằng trong mọi trường hợp luôn muốn được nghe câu “Bố/mẹ xin lỗi”.

Sở dĩ, sự bồi thường, mua quà tặng thường không thể xoa dịu trọn vẹn tổn thương và suy nghĩ của đứa trẻ về việc bố mẹ có thật sự hiểu mình và cảm thấy có lỗi về hành động đã làm hay không.

Chủ động xin lỗi

Thừa nhận sai lầm của mình

Susan chia sẻ, trẻ luôn muốn được bố mẹ lắng nghe, đồng cảm. “Thừa nhận lỗi lầm, hành vi xúc phạm hoặc vô cảm là bước đầu tiên để xin lỗi đúng cách”, Susan nói. Tiến sĩ Tovah P. Klein cho rằng, bị bố mẹ tỏ ra thất vọng và khó chịu là cảm giác đáng sợ với bất kỳ đứa trẻ nào. Nên nếu cảm thấy mình cũng có một phần lỗi trong sự việc đó. Bạn nên thể hiện việc mình hiểu cảm xúc của trẻ bằng việc nói: “Mẹ xin lỗi vì đã phản ứng quá mức và to tiếng với con về chuyện màu vẽ. Mẹ biết điều đó khiến con cảm thấy tồi tệ”. Cùng với lời xin lỗi, bạn có thể dành cho trẻ một cái ôm hoặc bất kỳ hành động nào thể hiện tình yêu thương.

Sau đó, bạn đừng quên nhắc nhở và dặn trẻ để việc này không xảy ra nữa: “Lần sau khi nghịch màu vẽ, con nên nhớ phủ kín khăn lên ghế để màu không làm bẩn các vật dụng trong nhà”.

Giải thích với con nhỏ

Các chuyên gia nhận định mỗi người không phải lúc nào cũng tự nhận thức được bản thân. Tuy nhiên, khi bình tâm và nhận ra mình cư xử có phần quá đáng với trẻ. Tức là bạn đã hiểu được tại sao mình trở nên nóng nảy như vậy.

Người mẹ trong trường hợp trong bài bị tác động do đại dịch. Phải làm việc online và không được giải tỏa, giao tiếp với người khác. Khi đã tìm ra lý do, bạn đừng ngại thú nhận điều đó với trẻ, chỉ cần chú ý tìm cách diễn đạt phù hợp.

Chẳng hạn: “Mẹ xin lỗi khi trở nên quá căng thẳng và nhạy cảm. Covid-19 đã khiến mọi thứ rối tung và mẹ ước mình có thể khiến mọi thứ trở lại bình thường. Mẹ bực bội vì không thể hoàn thành công việc nên có phần trút giận lên con”.

Cho thấy việc này không xảy ra nữa

Cũng giống như khi trách phạt đứa trẻ, bạn luôn muốn chúng không lặp lại lỗi lầm. Điều này cũng tương tự với bạn khi mắc lỗi bởi không ai muốn bị làm tổn thương nhiều lần. Với trẻ nhỏ, bạn có thể làm một “giao kèo” như trước khi la mắng trẻ, bạn có thể hít thật sâu để bình tĩnh hơn.

Tuy nhiên, việc này cần cả hai phía giải quyết. Bạn cũng có thể nhắc trẻ không nên mắc lỗi tương tự, khiến bạn tức giận. Việc được tôn trọng ý kiến và tham gia giải quyết sự việc sẽ giúp trẻ tự tin và gần gũi với bạn hơn.

Cho thấy việc này không xảy ra nữa

Lời khuyên

Hãy khiến việc xin lỗi trở nên nhẹ nhàng và thường xuyên, kể cả trong những sự vụ “đáng tiếc” rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. “Ôi! Bố (mẹ) xin lỗi vì đã làm phiền con.”Bất cứ lúc nào bạn hành động theo cách mà bạn không muốn con trẻ học theo thì đó là thời điểm bạn cần phải cân nhắc việc xin lỗi.

Nếu trẻ nghĩ rằng đó là một vấn đề lớn, hãy thừa nhận điều đó, ngay cả khi bạn không nghĩ như vậy. “Mẹ đã hứa với con là sẽ mua cho con một cuốn sổ mới khi mẹ đến cửa hàng, rồi sau đó mẹ lại quên mất. Mẹ rất xin lỗi con. Mẹ biết là con đã mong mỏi cuốn sổ đó khi mẹ về nhà như thế nào.”

Mô tả những gì đã xảy ra.“Hai chúng ta đều cảm thấy thất vọng, phải không con? Con đã la hét. Sau đó mẹ cũng la hét. Và con bắt đầu khóc. Mẹ xin lỗi nếu có làm con sợ. Mẹ đã rất thất vọng, nhưng mẹ cũng cần quản lý cảm xúc của mình tốt hơn. La hét không bao giờ là cách chúng ta nên làm với những người thân yêu. “

Tránh đổ lỗi.Nhiều cha mẹ la mắng con cái rồi bắt đầu xin lỗi và sau đó lại tự bao biện rằng đó là vì con đã làm sai. “Đúng là mình đã hét lên – nhưng trẻ xứng đáng bị như vậy!” Đừng viện cớ bào chữa, chúng ta đều biết hai cái sai không làm nên một cái đúng. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của cha mẹ là trở thành tấm gương cho trẻ.

Nguồn: Vnexpress.net