Hoàng Văn Tiến – Tỷ phú vùng Tây Nguyên nhờ nuôi chó kiểng

Đời sống Đời sống giới trẻ

Quyết định không theo nghề trồng tiêu và trồng cà phê truyền thống của người dân vùng Đắk Lắk. Hoàng Văn Tiến – chàng trai 9X đã quyết tâm bỏ phố về quê và tìm mọi cách rẽ hướng rồi vô cùng thành công với mô hình nuôi chó kiểng. Sau 7 năm trời “bỏ phố về quê”, nằm gia nếm mật và trải qua vô vàn thất bại. Chàng trai tên Hoàng Văn Tiến – 31 tuổi, thôn Katy 2, xã Chư Kbô, huyện Krông Búk, thuộc tỉnh Đắk Lắk đã sở hữu trang cho mình trại nuôi chó trị giá hàng tỉ đồng. Với trang trại nuôi chó kiểng rộng khoảng 4000m2. Doanh thu mỗi năm anh Hoàng Văn Tiến đạt từ 1 – 2 tỷ đồng.

Suy sụp vì thất bại nối tiếp thất bại

Như nhiều thanh niên sinh ra và lớn lên tại vùng cao nguyên, sau khi tốt nghiệp THPT, Tiến ấp ủ giấc mơ lên thành phố học tập và lập nghiệp. Tuy nhiên, sau nhiều năm lăn lộn ở thành phố với đủ công việc khác nhau, anh Tiến cảm thấy ngột ngạt và không tìm ra hướng phát triển phù hợp với bản thân. “Kinh doanh thất bại và chán nản với cuộc sống thành thị, tôi quyết định bỏ phố về quê, về buôn làng tôi sinh ra để tìm cơ hội khác”, anh Tiến chia sẻ.

Trở về quê nhà, anh tận dụng rẫy của cha mẹ để đầu tư trồng hồ tiêu, cà phê – cái nghề vốn gắn bó với bà con Tây Nguyên lâu nay. “Tôi dồn gần 500 triệu đồng để trồng 1000 gốc hồ tiêu. Khi đó hồ tiêu đang được giá cao. Tôi nuôi hy vọng làm giàu từ loại cây này”, anh Tiến chia sẻ.

Thế nhưng khi hồ tiêu của trang trại anh sắp được thu hoạch cũng là lúc dịch bệnh ập tới, hồ tiêu chết hàng loạt trên diện rộng. Chưa kể, giá hồ tiêu rớt thảm, từ 250.000 đồng/kg còn 50.000 đồng/kg.

“Tôi trắng tay, rơi vào suy sụp”, anh Tiến trải lòng. Cú sốc khiến anh Tiến mất phương hướng. Trong thời gian dài, anh không dám quay lại kinh doanh. Anh bươn chải kiếm sống bằng nghề bán sim điện thoại, bán mũ bảo hiểm, bán xà phòng…

Chơi vơi khi bỏ phố về quê

Trang trại chó của Hoàng Văn Tiến

Chỉ mới khoảng 4 năm bắt đầu từ một con chó giống, đến nay chàng trai Hoàng Văn Tiến (31 tuổi, thôn Katy 2, xã Chư Kbô, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk, Lắk) đã phát triển đàn chó lên đến 150 con với số tiền hàng tỉ đồng. Tuy vậy, để đạt được thành quả đó, Tiến không thể nào quên hành trình gian nan khi lựa chọn con đường bỏ phố về quê.

Tiến nhớ lại, cũng như nhiều thanh niên sinh ra và lớn lên ở quê hương Đắk Lắk. Đến lúc trưởng thành Tiến lên thành phố để tiếp tục con đường học vấn. Tiến đậu bậc CĐ của Trường ĐH GTVT TP.HCM. Mang trong mình nhiều hoài bảo, chàng sinh viên bắt đầu con đường khám phá thế giới xung quanh. Một hôm Tiến cảm thấy con đường đi học không phải là con đường duy nhất đi tới thành công, anh đã quyết định dừng việc học giữa chừng.

Tiến đi làm, tập kinh doanh, đi làm thuê nhưng vẫn chưa đạt được những gì mình mong muốn. “Lúc quyết định về quê, tôi cứ đắn đo suy nghĩ. Ở thành phố có nhiều cơ hội mà tại sao mình không làm được. Cảm thấy mình vô dụng, chưa được may mắn. Mình làm nhiều mà chưa được gì, tôi thấy cuộc sống thành thị bắt đầu ngột ngạt. Tôi chán, bỏ thành phố để về quê tìm cơ hội khác”, Tiến nói.

Làm giàu sau khi nghiên cứu kỹ thị trường

Rồi anh lại tiếp lời: “Về quê tôi bớt năng động lại, ít giao tiếp với mọi người. Có lúc tôi chơi vơi không biết phải làm gì. Thời gian tôi ngồi vẽ nhiều chiến lược, nhiều cách làm. Cuối cùng tôi chỉ muốn làm gì đó thành công ở quê hương của mình”. Cảm giác yên bình, khí hậu trong lành, đất đai màu mỡ ở quê là điều nhiều người mơ ước. Tiến tham gia nhiều hoạt động khởi nghiệp ở quê như trồng tiêu, cà phê trên rẫy như nông dân chính hiệu. Rồi tiêu chết, cà phê rớt giá, Tiến mất trắng từ vụ mùa đầu tiên.

Nhận thấy trào lưu nuôi chó độc lạ đang “làm mưa làm gió” trên diễn đàn. Mất 3 ngày 3 đêm anh đọc và tìm hiểu thị trường. “Lúc đấy trong túi của tôi chỉ có khoảng 2 triệu đồng, tôi vay thêm tiền để đủ 10 triệu để mua chó giống. Trừ hết chi phí con chó đầu tiên về đến Đắk Lắk tôi trả tiền vừa đủ 10 triệu luôn. Đây là cơ hội cho tôi để làm lại cuộc đời”, Tiến cho biết.

Con chó Husky đầu cho ra được một đàn con, rồi anh nhập tiếp 2 con chó giống về nhân đàn. Thế nhưng, đàn chó con bị chết đột ngột vì bệnh đường ruột. Tiến một lần nữa mất trắng tài sản đầu tư từ chó.

Thành tỉ phú nuôi chó

Chó Husky vẫn đang là giống chó được săn đón trên thị trường

Anh lên lại thành phố để học nghề nuôi chó kiểng một thời gian. Chắc ăn, Tiến trở về quê làm lại từ 3 con chó giống Husky từ trước. Anh vay tiền tỉ đầu tư. Mảnh đất 4.000 m2 trồng cà phê được san ủi thành trại chó giống đầu tiên ở xã. Nhờ khí hậu trong lành, không gian thoáng mát hợp với các giống chó kiểng. Nắm kỹ quy trình, kỹ thuật chăm sóc nên đàn chó dần phát triển hơn. Hàng trăm con chó kiểng nhập ngoại đã được sinh ra mạnh khỏe từ vùng đất đỏ bazan. Mất 1,5 năm chuỗi trang trại gồm khách sạn thú cưng, quán cà phê thú cưng, trại chó giống của Tiến mới thành hình.

Theo Tiến, người nông dân ở quê chưa làm được bởi hạn chế từ tư duy, công nghệ và đột phá. Nhận thấy thiếu sót đó, Tiến thay đổi rồi áp dụng thành công nhờ tiếp cận công nghệ 4.0. Anh bán chó trực tuyến qua nhiều kênh trung gian. Khoảng cách giữa nông thôn và thành thị giờ đây gần như không còn quá xa từ khách hàng với Tiến. Mỗi chú chó Tiến bán từ 5 đến 25 triệu đồng. Sau khoảng 4 năm, Tiến đã có trong tay lợi nhuận hàng tỉ đồng từ khi khởi nghiệp.

Chia sẻ kinh nghiệm với mọi người

“Khi tôi thành công rồi, nhiều bạn trẻ tìm đến được tôi dạy nghề và cho ăn ở miễn phí. Các bạn ấy được trải nghiệm thực tế khi chăm sóc chó mỗi ngày. Tổng cộng đến nay có 13 bạn theo học nghề ở trại chó này. Đó là cái tôi trả ơn cuộc đời và giúp cho các bạn khởi nghiệp giống mình”, anh nói.

Ngoài ra, Tiến còn muốn giúp đỡ bà con nông dân có thể trở thành người chăn nuôi nếu yêu thích thú cưng. Sẵn sàng hỗ trợ các thanh niên khởi nghiệp từ nghề nuôi chó kiểng và có thể xuất khẩu nhiều giống chó ra nước ngoài. “Tôi cảm thấy mình may mắn khi nhìn lại những thất bại. Cuối cùng tôi đã chọn được con đường đúng để có được như ngày hôm nay”, Tiến chia sẻ về hành trình bỏ phố về quê của mình.

Nguồn: thanhnien.vn