Hiện tại khi mạng xã hội đang dần trở thành xu hướng là một nơi để một đại bộ phận giới trẻ trẻ có thể tự tin bộc lộ cá tính của bản thân. Thì không gian giao tiếp ngoài xã hội thực tế lại khiến cho họ trở nên dè dặt và ngại ngùng.
Vùng an toàn còn là một trạng thái tâm lý con người đạt tới mức độ thoải mái nhất. Khi người đó hoạt động trong một môi trường quen thuộc trước những vấn đề bất ngờ phát sinh. Người ở trong vùng an toàn của họ sẽ cảm thấy mức độ lo lắng hoặc căng thẳng thấp hơn. Và có thể dễ dàng kiểm soát được các vấn đề.
Giao tiếp trực tuyến thu hút sự quan tâm của giới trẻ
Ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội để thực hiện nhu cầu chia sẻ thông tin cá nhân. Với mong muốn sẽ thu hút được sự quan tâm từ cộng đồng mạng đang dần trở thành xu hướng. Những dòng trạng thái, những mẩu tin vắn hàng ngày, những cuộc trò chuyện qua màn hình điện tử,… Đang là cách thức giao tiếp phổ biến trên mạng xã hội của giới trẻ ngày nay. Sự phát triển đa dạng của các trang mạng như Facebook, Instagram, Twitter, Tik Tok,… với lượng người dùng có thể lên đến vài tỷ. Đã cho thấy nhu cầu sử dụng mạng xã hội của con người ngày một tăng cao.
V.H.H, một sinh viên năm hai chia sẻ: “Mình cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Khi viết lên những suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân lên mạng xã hội. Vì khi đó mình không trong tình huống “mặt đối mặt” với bất kỳ ai. Không cần sử dụng biểu cảm khuôn mặt hay ngôn ngữ hình thể. Và có đủ thời gian để suy nghĩ xem nên nói gì và diễn đạt ra sao”.
Bạn P.Y.V cũng đồng quan điểm: “Mạng xã hội như một người bạn luôn sẵn sàng lắng nghe mình nói. Truyền tải thông tin mình muốn gửi gắm đến nhiều người. Đặc biệt, mình sẽ không phải quan tâm đến việc rằng ai đó đang phán xét những lời mình nói ra”.
Lợi ích của mạng xã hội
Mặt tích cực của mạng xã hội, những tiện ích mà nó mang lại cho cộng đồng như sử dụng mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Những thành viên trong các mạng xã hội liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline.
Nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực từ “mạng ảo”. Đã xuất hiện trong “đời thực” như tổ chức các hoạt động từ thiện nhân những ngày Lễ Tết. Giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Nhóm các bà mẹ trẻ trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái. Nhiều nhóm chia sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện ở vùng cao biên giới hẻo lánh. Những nhóm quan tâm đến các vấn đề lịch sử văn hoá Việt Nam, lập diễn đàn trao đổi tranh luận. Những nhóm tìm về các giá trị văn hoá cổ xưa như đồ cổ sách cũ.
Chưa kể nhiều nhà văn nhà thơ đã sử dụng mạng xã hội để trực tiếp đưa tác phẩm đến với bạn đọc. Qua sự tương tác với bạn đọc để hoàn chỉnh tác phẩm của mình… Nhiều cuộc trao đổi tranh luận quanh các vấn đề chính trị – xã hội cũng đã giúp nâng cao nhận thức của người dân về nhiều mặt.
Giao tiếp trực tuyến không thay thế giao tiếp ngoài xã hội
Không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực từ việc giao tiếp trên mạng. Song xu hướng coi mạng xã hội là môi trường an toàn để thể hiện bản thân. Và hạn chế giao tiếp trực tiếp đã đặt ra nhiều tranh luận. Phải chăng, đây là một dạng biểu hiện của sự lệch lạc trong suy nghĩ.
Một bộ phận giới trẻ ngày càng trở nên xa rời thực tế. Ngại ngần và thiếu tự tin trong việc bày tỏ quan điểm cá nhân ngoài đời sống. Lúng túng, thụ động, rụt rè,… là cảm xúc dễ thấy ở những đối tượng này khi họ cần phải trao đổi thông tin trong hoàn cảnh thực tế.
Bạn Đ.M.H, một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học chia sẻ: “Con người đang dần hình thành thói quen. Mỗi khi gặp khó khăn, áp lực, họ sẽ tìm tới internet để tìm kiếm lời giải đáp. Hay để giải tỏa căng thẳng bằng những dòng trạng thái và để nhận được những sự quan tâm ‘ảo’”.
Sinh viên trường Báo lên tiếng
Không chỉ thể hiện trong suy nghĩ, lối sống “lệch chuẩn” còn được nhìn nhận ở các mặt khác như hành động, đạo đức, văn hóa,… Càng cấp thiết hơn khi tình trạng trên đang diễn ra phổ biến ở giới trẻ – thế hệ tương lai của đất nước.
Nắm bắt được mức độ đáng báo động của vấn đề này. Các bạn sinh viên trường Báo đã tổ chức lễ hội văn hóa thường niên mang tên Halloween 2020: Deviance (tạm dịch: Sự lệch lạc. Để phản ánh thực trạng này. Qua đó, trong vai trò của một nhà báo tương lai, các bạn sinh viên muốn truyền đi thông điệp: “Sinh viên là thế hệ dễ dàng bị sa ngã vào những cạm bẫy nhất. Đối mặt với điều đó, chúng ta luôn phải giữ vững tinh thần tỉnh táo. Và biết suy nghĩ thấu đáo để đưa ra các quyết định đúng đắn”.
Được biết, Halloween là sự kiện thường niên của khoa Quan hệ quốc tế. Chương trình được lên ý tưởng và thực hiện công phu trong suốt 2 tháng. Bởi chính những sinh viên tài năng trong khoa. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Halloween đã cho thấy sức cuốn hút “lạ lùng” về một ngày hội không chỉ mang yếu tố giải trí độc đáo. Mà còn biết tận dụng hiệu quả các yếu tố đó để truyền đi những thông điệp nhân văn sâu sắc.
Nguồn: ajc.hcma.vn