Máy bay là một trong những phát minh vĩ đại nhất con người. Nó làm thay đổi toàn bộ lịch sử của thế giới. Khi mong ước được bay lượn trên bầu trời của con người thành hiện thực. Để chế tạo được máy bay, đó là sự kết hợp của rất nhiều kiến thức của rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Là sự kết hợp đòi hỏi trình độ cao mà không phải nước nào cũng có thể thực hiện được. Theo thời gian qua đi, những chiếc máy bay ngày càng tốt hơn. Nhiều hình dạng và kích thước khác nhau với nhiều vai trò và mục đích.
Công nghiệp chế tạo máy bay – ngành định hướng công nghệ
Máy bay, còn được gọi theo âm Hán – Việt là phi cơ hay cách gọi phương ngữ là tàu bay. Là phương tiện bay hiện đại, cao cấp, ngày nay đóng vai trò không thể thiếu trong kinh tế và đặc biệt trong quân sự. Máy bay dân dụng là phương tiện chuyên chở chính của ngành giao thông vận tải hàng không dân dụng, và trong quân sự. Máy bay chiến đấu tạo thành quân chủng không quân. Trong quân sự và kinh tế, dân dụng máy bay có vai trò ngày càng quan trọng. Trong giao thông vận tải, hàng không dân dụng, lượng hành khách và hàng hóa chuyên chở bằng máy bay chiếm tỷ trọng rất lớn và ngày càng lớn vì ưu thế nhanh chóng và an toàn của loại hình giao thông vận tải này.
Máy bay là phương tiện vận tải hiện đại đòi hỏi các đảm bảo kỹ thuật rất khắt khe. Do các tai nạn máy bay thường gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Tuy vậy, giao thông vận tải hàng không vẫn là loại hình có độ an toàn cực cao. Xác suất rủi ro cực thấp nếu so sánh với các loại hình giao thông vận tải khác.
Cho đến hiện nay công nghiệp chế tạo máy bay là ngành công nghiệp mũi nhọn – công nghệ cao chỉ có các cường quốc kinh tế trên thế giới mới thực hiện được và là ngành định hướng công nghệ cho các ngành công nghiệp khác. Hiện nay quốc gia chế tạo máy bay cả dân dụng và quân dụng đứng đầu thế giới là Hoa Kỳ, sau đó đến Pháp và các nước công nghiệp hàng đầu châu Âu, Nga…
AeroSHARK lấy cảm hứng từ da cá mập
Da cá mập được bao phủ bởi những đường gân và rãnh nhỏ li ti. Có tác dụng làm giảm các xoáy hỗn loạn và lực cản của nước khi chúng di chuyển với tốc độ cao. Hiện tượng này từ lâu đã thu hút các nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Từ các ứng dụng quân sự, công nghệ đồ bơi đến hàng không vũ trụ.
Trong một tuyên bố mới vào hôm 3/5, tập đoàn hàng không Lufthansa của Đức cho biết. Họ có kế hoạch phủ một lớp màng đặc biệt bắt chước các đặc tính của da cá mập. Được đặt tên là AeroSHARK – lên thân máy bay để tối ưu hóa khí động học, giảm lực cản của không khí. Cho phép tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu và giảm lượng khí thải carbon.
Lufthansa đang hợp tác với công ty hóa chất hàng đầu của Đức BASF để phát triển AeroSHARK và dự kiến vào đầu năm 2022. Toàn bộ chuyên cơ vận tải Boeing 777 của công ty sẽ được trang bị công nghệ mới này.
Lớp màng AeroSHARK sẽ giúp giảm nhiều hơn 1% lực cản,
Theo Lufthansa Cargo, lớp màng AeroSHARK sẽ giúp giảm nhiều hơn 1% lực cản. Qua đó tiết kiệm khoảng 3.700 tấn nhiên liệu và gần 11.700 tấn khí thải CO2 hàng năm. Tương đương lượng phát thải của 48 chuyến bay chở hàng riêng lẻ từ Frankfurt đến Thượng Hải.
“Công nghệ lớp phủ mô phỏng da cá mập cho phép chúng tôi hỗ trợ Lufthansa đạt được các mục tiêu bền vững và làm cho ngành hàng trở nên không thân thiện hơn với môi trường”. Dirk Bremm, trưởng nhóm phát triển AeroSHARK của BASF, nhấn mạnh.
Năm ngoái, đội chuyên cơ vận tải của Lufthansa đã thải ra gần 4 triệu tấn CO2. Hãng hàng không của Đức đặt mục tiêu đến năm 2030 có thể cắt giảm một nửa lượng khí thải carbon so với năm 2019, thời điểm đại dịch chưa bùng phát.
Nguồn: Khoahoc.tv