lo âu

Giải pháp ngăn ngừa tình trạng bệnh béo phì ở trẻ cho cha mẹ

Phòng bệnh cho trẻ Sức khỏe

Chế độ sinh hoạt (dinh dưỡng, luyện tập, ngủ nghỉ) không điều độ có thể khiến trẻ béo phì và gây ra nhiều bệnh mãn tính. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), cần dự phòng chống bệnh béo phì trong khi mang thai và ngay sau khi sinh. Trẻ bị thừa cân béo phì (TCBP) chủ yếu do dinh dưỡng không hợp lý và thiếu vận động. Khi năng lượng hấp thụ vào cơ thể vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể con người, phần năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ dự trữ. Do đó, trẻ ăn kiêng nhiều chất béo, năng lượng cao có liên quan mật thiết đến việc tăng TCBP. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng béo phì ở trẻ? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau để có thêm thông tin chi tiết.

Tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em hiện nay

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thừa cân béo phì ở trẻ em hiện đang là vấn nạn toàn cầu với 110 triệu trẻ ở khắp các quốc gia mắc phải. Mỹ có 24% trẻ thừa cân và 16% trẻ béo phì, trong đó 13,9% rơi vào nhóm trẻ 2 – 5 tuổi, 18,4% ở nhóm trẻ 6 – 11 tuổi, 20,6% ở nhóm trẻ 12 – 19 tuổi, hiện đang là nước dẫn đầu về tỷ lệ béo phì. Số trẻ em thừa cân ở châu Á – Thái Bình Dương cũng đang gia tăng nhanh chóng. Cụ thể tại Bangkok, Thái Lan, trong giai đoạn 2000 – 2016 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân đã tăng 38%.

hừa cân béo phì

Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ thừa cân; béo phì có xu hướng tăng nhanh trong thập kỷ qua, đặt biệt ở khu vực thành phố. Năm 1996, tỷ lệ béo phì ở trẻ em tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 12%, sau 13 năm (năm 2009) tỷ lệ này 43%. Kết quả điều tra năm 2014 – 2015, tỷ lệ trẻ béo phì ở thành phố Hồ Chí Minh trên 50%, còn khu vực nội thành Hà Nội khoảng 41%. Các chuyên gia dinh dưỡng gọi tình trạng này là “báo động đỏ” cần có những biện pháp cấp bách để ngăn chặn.

Nguyên nhân gây bệnh béo phì

Cần lưu ý về một số yếu tố gây TCBP: Trẻ có cân nặng sơ sinh quá cao; suy dinh dưỡng thấp còi. Trẻ hay ăn vặt, thích ăn ngọt, uống nước giải khát, thức ăn nhanh (fast food), ăn nhiều vào buổi tối đặc biệt trước khi đi ngủ,

Ngoài ra, TCBP có yếu tố di truyền. Trẻ mang một số gen trong các nhóm gien như nhóm gen kích thích sự ngon miệng; nhóm gen liên quan đến tiêu hao năng lượng, nhóm gen điều hòa chuyển hóa; nhóm gen liên quan đến sự biệt hóa và phát triển tế bào mỡ. Những trường hợp này thường gặp ở trẻ có bố mẹ bị TCBP.

Ngủ ít cũng được xem như một là một yếu tố nguy cơ cao đối với TCBP ở trẻ dưới 5 tuổi. Một số tác giả cho rằng hoạt động tiêu mỡ của cơ thể đạt tối đa về đêm và ngủ ít làm giảm tiêu mỡ nói chung.

Hậu quả của bệnh béo phì

Chuyên gia của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết; béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể như: thoái hóa khớp, đau thắt lưng. Vì khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn. Nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân; làm cho các khớp này sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh.

Béo phì ảnh hưởng hệ nội tiết, chuyển hóa, gây tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin. Nặng hơn là bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng axit uric gây bệnh gút.

Hậu quả của bệnh béo phì

Với hệ tim mạch, béo phì gây tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim; tai biến mạch não, hẹp tắc động mạch chi. Béo phì tác động rất xấu đến hệ hô hấp. Vì gây giảm thông khí, ngừng thở khi ngủ.

Béo phì gây bệnh mạn tính khi tuổi trưởng thành. Trẻ TCBP có thể không có biểu hiện bệnh ở thời điểm hiện tại. Nhưng khi trưởng thành có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây; như các bệnh tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ…

Phòng ngừa tình trạng béo phì cho trẻ 0-5 tuổi

Cần dinh dưỡng hợp lý cho người mẹ trong thời gian có thai: Mức tăng cân hợp lý trong thời gian mang thai của bà mẹ là 10-12 kg.

Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Cho trẻ bú sớm (trong vòng giờ đầu). Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú kéo dài cho đến khi trẻ được 24 tháng.

Phòng ngừa tình trạng béo phì

Chế độ ăn bổ sung hợp lý, đúng thời điểm (khi trẻ tròn 6 tháng); ăn đủ số bữa theo lứa tuổi, khẩu phần ăn cân đối. Phối hợp nhiều nhóm thực phẩm (nhóm lương thực, đậu đỗ, sữa/chế phẩm của sữa, thịt/cá các loại, trứng các loại, rau các loại, các loại củ quả có màu vàng/đỏ và nhóm dầu mỡ). Theo dõi tăng trưởng của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng tại gia đình; và trường học để phát hiện sớm TCBP để điều chỉnh kịp thời.

Dự phòng thừa cân, béo phì cho trẻ lứa tuổi học đường (6-19 tuổi). Thực hiện bữa ăn học đường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng. Nhằm giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất và tinh thần. Thức ăn dành cho trẻ cần đa dạng (đạt 5 trong 8 nhóm thực phẩm). Đảm bảo cung cấp đủ nguồn protein động vật và thực vật. Bữa ăn ở trường và ở nhà cần được phân phối hợp lý.

Nguồn: m.thanhnien.vn