Chữa đục thủy tinh thể bằng các bài thuốc dân gian

Chữa đục thủy tinh thể bằng các bài thuốc dân gian

Bài thuốc dân gian Sức khỏe

Một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa là căn bệnh Đục thủy tinh thể. Thông thường, bệnh dễ mắc phải ở người cao tuổi. Nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này là do tuổi già. Tuy nhiên, lưu ý rằng, bệnh này vẫn xảy ra ở trẻ em. Nguyên nhân có thể là do bẩm sinh hoặc do chấn thương về mắt. Bệnh này khiến người bệnh bị suy giảm thị lực, sẽ gây mù lòa nếu không chữa trị kịp thời.

Một gợi ý hoàn hảo để chữa đục thủy tinh thể hiệu quả là sử dụng những bài thuốc dân gian. Nhiều người tìm đến thuốc Tây để điều trị chứng bệnh này. Tuy nhiên có thể hiệu quả điều trị sẽ không được như mong muốn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu 5 bài thuốc điều trị đục thủy tinh thể. Đồng thời có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể là gì?

Theo Bác sĩ Võ Văn Thái – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Thủy tinh thể giống như một thấu kính mà chúng ta nhìn xuyên qua, được cấu tạo chủ yếu từ nước, protein và một số chất hóa học khác. Theo thời gian, các chất protein này sẽ kết đám và cản trở đường đi của ánh sáng. Gây mờ đục tại đây. Khi thủy tinh thể bị đục càng nhiều, bạn càng khó có khả năng nhìn rõ. theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa (mất thị lực vĩnh viễn) trên toàn thế giới.

Các triệu chứng của đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể thường có các triệu chứng thường gặp sau đây:

– Giảm thị lực nhưng không có biểu hiện đau.

– Lóa mắt, nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt, thấy những quầng sáng xung quanh nguồn sáng.

– Khó nhìn vào ban đêm hoặc khi ở nơi không đủ ánh sáng.

– Nhìn một vật thành hai vật.

– Phải thay đổi kính mắt thường xuyên.

– Cần nhiều ánh sáng hơn để đọc sách báo hoặc làm việc so với trước.

Biến chứng của bệnh

Bệnh đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mù lòa.

5 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Cỏ tháp bút là vị thuốc chữa đục thủy tinh thể

Đối với việc đục thủy tinh thể chữa theo dân gian thì dưới đây là một số cây thuốc và bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh này:

Sử dụng Hạt cây cối xay

Hạt cây cối xay là vị thuốc chữa đục thủy tinh thể

Thành phần:

– Hạt cây cối xay: 1 lượng vừa đủ

– Gan lợn: 1 bộ

Cách làm: Tán nhỏ hạt cây cối xay. Gan lợn rửa sạch, khía ra, dồn bột thuốc vào, nướng khô. Tán nhỏ gan lợn và bột thuốc đã nướng khô, viên lại bằng hạt ngô.

Cách dùng: Uống với nước cháo hoặc nước nóng ấm. Mỗi lần 15 viên

Sử dụng Hoàng liên chữa Đục thủy tinh thể

Hoang Liên chữa đục thủy tinh thể

Thành phần:

– Hoàng liên: 40g

– Gan dê: 1 bộ

– Mật ong

Cách làm: Hoàng liên tán bột, gan dê đem sấy khô, giã nhỏ. Trộn 2 nguyên liệu với 1 lượng mật ong vừa đủ, sau đó viên lại bằng hạt ngô

Cách dùng: Uống với nước nóng ấm, mỗi lần uống 15 viên, uống 2 lần/ngày.

Dùng Thương truật, cỏ tháp bút

Thương truật

Thành phần:

– Thương truật: 320g

– Cỏ tháp bút: 80g

Cách làm: Ngâm thương truật với nước vo gạo trong 7 ngày, sau đó sấy khô. Tán nhỏ thương truật và cỏ tháp bút.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần uống 4g.

Cách điều trị bằng Đương quy, phụ tử

Đương quy

Thành phần:

– Đương quy: 240g

– Phụ tử: 100g

– Mật ong

Cách làm: Đương quy, phụ tử nướng trên lửa than cùng tán nhỏ, luyện với mât ong. Viên lại bằng hạt ngô.

Cách dùng: Uống với nước ấm, mỗi lần uống 30 viên.

Sử dụng Dạ minh sa, củ từ

Dạ minh sa

Nguyên liệu:

– Dạ minh sa: 9g

– Củ từ: 30g

– Dây tơ hồng: 9g

– Gạo tẻ: 60g

– Đường đỏ

Cách làm: Cho củ từ, dạ minh sa, dây tơ hồng vào 1 túi vải, bỏ vào nồi. Tiếp theo, cho gạo đã vo sạch và một ít đường đỏ vào. Đun to lửa, sau khi sôi thì đun lửa nhỏ, ninh thành cháo.

Cách dùng: Ăn trong ngày, ăn liên tục trong 15 – 30 ngày.

Ngoài việc dùng thuốc nam trị bệnh này, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để có được hiệu quả điều trị tối ưu.

Những điểm lưu ý đối với bệnh nhân đục thủy tinh thể

– Bệnh nhân có thể ăn những thực phẩm chứa nhiều protein cao như thịt nạc, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ… để bổ sung protein, acid amin.

– Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây như cà rốt, cà chua, rau chân vịt, xà lách, quả hồng, táo,… để bổ sung vitamin cho mắt.

– Nên ăn các loại thực phẩm như cá trắm đen, thịt nạc, lạc, quả óc chó, sò biển…để bổ sung kẽm cho mắt.

– Kiêng những đồ ăn cay, nóng để không gây kích thích mắt, làm cho bệnh nặng thêm.

– Kiêng thuốc lá, rượu để tránh gây tổn hại thị lực.

– Không nên tiếp xúc với các nguồn ánh sáng quá mạnh.

– Không nên sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại quá nhiều để tránh mắt phải hoạt động nhiều.

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái.

Nguồn: thaythuocvietnam.vn