muỗi

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết đầy nguy hiểm cho trẻ

Phòng bệnh cho trẻ Sức khỏe

Sốt xuất huyết là một trong những nguồn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu bệnh. Bởi cho đến nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như vắc xin phòng bệnh. Trong trường hợp nặng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng như sốc, suy hô hấp, rối loạn chức năng đông máu, tổn thương gan, rối loạn tâm thần và thậm chí tử vong,… Do đó việc tìm hiểu rõ cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cho trẻ là điều cần thiết mà các bậc cha mẹ nào cũng cần phải làm.

Vài nét về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes Aegypti là vật chủ lây truyền virus Dengue. Virus Dengue xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết muỗi đốt từ những muỗi cái mang mầm bệnh. Sau thời gian ủ bệnh 4–10 ngày, muỗi mang virus có thể lây lan virus cho người trong suốt quãng đời còn lại của nó.

Vài nét về bệnh sốt xuất huyết

Loài muỗi vằn Aedes Aegypti sống chủ yếu ở các vũng nước đọng nhân tạo như bể chứa lâu ngày, chậu cây thủy sinh, nước đọng trong lốp xe…

Muỗi Aedes Aegypti là những kẻ hút máu vào ban ngày, giờ hoạt động cao điểm trong ngày của loài muỗi này là vào sáng sớm và chiều tà, trước khi mặt trời lặn. Đây là 2 thời điểm mà trẻ nhỏ rất thường hay vui đùa, đặc biệt ở những nơi thiếu ánh sáng nên rất dễ bị muỗi đốt nhưng không hề hay biết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em thường bắt đầu khởi phát từ 4-6 ngày sau khi trẻ bị nhiễm virus. Dưới đây là những biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ phổ biến qua 3 giai đoạn tiến triển của bệnh:

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát)

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn khởi phát điển hình là sốt. Do đó, nhiều bậc cha mẹ thường nhầm lẫn bé chỉ bị cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trẻ bị sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao liên tục và đột ngột trên 38°C. Ngoài ra, bé còn có các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết điển hình như:

  • Quấy khóc
  • Bỏ bú, chán ăn
  • Buồn nôn, nôn trớ
  • Mệt mỏi
  • Sung huyết ở da (xuất huyết ở lỗ chân lông)
  • Chảy máu chân răng.

Triệu chứng sốt xuất huyết

Ở một số bé lớn hơn, bé có thể cho bạn biết con bị nhức đầu, đau hốc mắt, mệt mỏi, đau nhức khắp các cơ và khớp. Và đặc biệt, dấu hiệu mà bố mẹ dễ nhận biết nhất đó là tình trạng da sung huyết, xuất hiện những đốm đỏ dưới chân lông trẻ. Ngoài ra, một số bé còn bị xuất huyết đường tiêu hóa, nôn hay đi ngoài ra máu.

Giai đoạn nguy cấp

Trẻ bị bệnh sốt xuất huyết rơi vào giai đoạn này khi bệnh diễn tiến từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Lúc này virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu, tiểu cầu đã giảm đáng kể…

Ngoài ra, ở giai đoạn này, bé bị bệnh còn có các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết điển hình có thể kể đến như:

  • Dịch tràn phổi khiến bé sưng phù ở bụng
  • Xuất huyết nghiêm trọng
  • Phù nề vùng ổ mắt
  • Tiểu ra máu
  • Chảy máu mũi
  • Tụt huyết áp
  • Đầu, tứ chi lạnh.

Ở giai đoạn nguy cấp này, nếu trẻ không được chữa trị kịp thời, tình trạng xuất huyết nghiêm trọng và trụy tim mạch xuất hiện rất dễ khiến trẻ tử vong.

Giai đoạn hồi phục sau khi trẻ bị sốt xuất huyết

Đây là giai đoạn bé dần hồi phục nếu được chăm sóc và chữa trị kịp thời. Sau 2-3 ngày qua khỏi giai đoạn nguy hiểm, bé bị sốt xuất huyết sẽ có dấu hiệu điển hình là:

  • Bé bắt đầu hạ sốt
  • Có cảm giác thèm ăn, khát nước
  • Số lượng tiểu cầu, bạch cầu tăng lên (khi làm xét nghiệm).
  • Phương pháp điều trị bệnh ở trẻ em

Những việc không nên làm khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

  • Không nên cạo gió, cắt lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
  • Không cho trẻ uống những loại nước có màu, có ga, nước ngọt. Vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.
  • Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện. Vì đã có nhiều trường hợp truyền dịch không đúng; làm bệnh trở nặng và kéo dài, dễ gây phù nề, suy tim nặng… Khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống được trẻ.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh. Vì sốt xuất huyết là sốt do virus nên kháng sinh không có tác dụng. Chỉ được dùng kháng sinh khi có bội nhiễm và do bác sĩ chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc.

Phòng ngừa bệnh cho trẻ

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ cần phải được nhập viện. Từ ngày thứ 3 – ngày thứ 7, bệnh trẻ bắt đầu hạ sốt khoảng 37,5 – 38oC hoặc thấp hơn, một số bệnh nhi có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sau đây:

  • Trẻ nôn trớ, đau bụng.
  • Bứt rứt; quấy khóc; lừ đừ; li bì; tay chân nhớp lạnh, tím, vã mồ hôi.
  • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, đi tiêu phân đen.

Phòng ngừa bệnh cho trẻ

Bệnh do virus gây ra nên hiện không có thuốc kháng sinh nào để chữa trị cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Biện pháp điều trị chính vẫn là giảm triệu chứng bệnh. Do đó, đối với trường hợp bệnh diễn biến nặng, nếu bé được nhập viện theo dõi và chăm sóc kịp thời, tỷ lệ tử vong sẽ giảm từ 20% xuống còn chỉ 1%. Mất nước kéo dài được xem là nhân tố chính khiến bệnh trở nặng và dẫn đến tử vong.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà như nghỉ ngơi đầy đủ, truyền dịch, cung cấp đủ nước cho trẻ bị sốt xuất huyết bằng cách cho uống đủ nước, nước trái cây hay ăn cháo loãng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng mất nước. Đồng thời cha, mẹ bé cần kiểm tra thân nhiệt và theo dõi bé liên tục.

Cha, mẹ bé cũng cần đặc biệt chú ý, nếu ngay lập tức không thể đưa bé tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để điều trị, cần gọi ngay cho bác sỹ để có lời khuyên phù hợp. Tuyệt đối không tự ý cho bé bị sốt xuất huyết dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: laodong.vn