Công dụng của hoa hòe

Vài công dụng của cây hoa hòe trong cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh

Bài thuốc dân gian Sức khỏe

Cây hoa hòe là một trong những thảo dược được trồng khá phổ biến ở nước ta. Theo Đông y, thảo dược này có tính bình, vị đắng. Quả của cây hoa hòe có vị đắng, tính hàn, hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt. Do đó có tác dụng điều trị các bệnh đại tiện ra máu, băng huyết, phụ nữ rong kinh, chảy máu cam… Ngoài ra, hoa hòe còn có tác dụng trong việc điều trị các bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não… Vậy cây hoa hòe là loài cây như thế nào? Công dụng của nó ra sao? Sau đây là những công dụng của hoa hòe mang lại giúp cải thiện sức khỏe cũng như điều trị một số căn bệnh phổ biến.

Giới thiệu về cây hoa hòe

Giới thiệu về hoa hòe

Cây hòe [ Styphnolobium japonicum (L.) Schott], họ Đậu (Fabaceae) là cây nhỡ. Cây hoa hòe còn gọi là hòe mễ hay hòe hoa có nguồn gốc từ khu vực Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Có thể cao đến 7 m, cành hình trụ, nhẵn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, các lá chét mọc đối. Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành, màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả đậu hình tràng hạt, thắt lại không đều giữa các hạt.

Hòe được trồng ở nhiều nơi trong nước ta, nhất là các tỉnh đồng bằng sông hồng, như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định… Mục đích để lấy nguyên liệu xuất khẩu, chiết xuất rutin và làm thuốc trong y học cổ truyền (YHCT). Chỉ thu hái hoa hòe khi đã có từ 5 – 10 % hoa đã nở, ta thu được nụ hòe, có kích thước bằng hạt gạo tẻ; do vậy mà có tên là hòe mễ (mễ là gạo).

Với màu trắng đẹp mắt của hoa, tán cây lại rộng bóng mát nên thường được dùng để làm cảnh. Tuy nhiên, không chỉ đẹp mà hoa của cây hòe còn được coi là vị thuốc nam rất tốt được sử dụng rộng rãi trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Thông thường, người ta thường dùng hoa hòe khi nụ hoa còn chưa nở để phơi hoặc sấy khô với mục đích làm thuốc để trị một số loại bệnh hoặc. Có thể dùng pha trà uống nhằm thanh nhiệt, giải độc ngày hè.

Công dụng của hoa hòe

Công dụng của cây hoa hòe

Trong hoa hòe chứa rutin. Ngoài ra, còn có quercetin, betulin, sophoradiol, sophorin A, B, C và sophorose. Hoa hòe có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu đã tổn thương.Tác dụng chống viêm. Làm giảm sự tiêu hao oxy của cơ tim. Tác dụng cầm máu (hoa hòe hòe sao cháy). Tác dụng hạ huyết áp; bảo vệ gan (rutin), Chống kết tập tiểu cầu (rutin, quercetin); hạ cholesterol máu; cường tim và giãn động mạch vành; giải co thắt cơ trơn phế quản và ruột (quercetin).

Theo YHCT, hoa hòe có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, thanh can, tả hỏa, hạ huyết áp. Dùng trị các chứng chảy máu như: Chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết dưới da, trĩ xuất huyết, cao huyết áp.

Liều lượng, ngày 4 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm.

Cần lưu ý, không dùng hoa hòe cho phụ nữ có thai.

Một số chứng bệnh thường dùng cây hoa hoè

Một số bài thuốc

– Trị máu cam, trĩ xuất huyết: nụ hòe, trắc bách diệp, ngải diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

Trị tăng huyết áp, đau mắt: nụ hòe (sao vàng), lá sen, mỗi vị 10, cúc hoa vàng 4g. Sắc uống ngaỳ một thang.

– Trị đaị tiểu tiện ra máu: hoa hòe, trắc bách diệp, mỗi vị 20g, hoàng liên, kinh giới , mỗi vị 8g, sắc uống. Ngày một thang chia hai lần.

– Trị đi ngoài ra máu, các trường hợp huyết nhiệt, mao mạch giòn, huyết áp tăng: hòe hoa, thảo quyết minh, đều sao vàng, lượng bằng nhau 8 – 10g, dưới dạng thuốc hãm, uống nhiều ngày .

– Trị trĩ nội, viêm ruột: quả hòe ( sao đen), kim ngân hoa, mỗi vị 100g, cam thảo 10g, nghệ vàng 10g. Tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 – 10g.

Nguồn: thaythuocvietnam.vn