Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh

Tham khảo chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Ẩm thực Dinh dưỡng cho mẹ bầu

Một chế độ ăn uống khoa học, vận động nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng sẽ giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe, thai nhi trong bụng cũng từ đó mà đạt được sự tăng trưởng tốt nhất. Nếu như thời kỳ 3 tháng đầu, thai nhi đang trong giai đoạn hoàn thiện các bộ phận quan trọng nhất thì ở giai đoạn 3 tháng tiếp theo, bé lại có sự phát triển khá nhanh về trọng lượng. Vậy chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ nên có sự điều chỉnh thế nào là phù hợp nhất? Những thực phẩm nào mẹ bầu nên hạn chế để không ảnh hưởng đến thai nhi? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi khám phá qua bài viết sau đây nhé.

Những món ăn mẹ bầu 3 tháng giữa nên bổ sung

3 tháng giữa là thời điểm bé của mẹ bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân, tay và đặc biệt não cũng phát triển mạnh. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ở 3 tháng giữa sẽ giúp đảm bảo sự phát triển thuận lợi của bé. Trong thực tế, có không ít các mẹ thắc mắc 3 tháng giữa nên ăn gì, không biết có nên chọn sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa không? Hay nên chọn thực phẩm nào thì tốt? Mẹ cũng đừng quên các mũi tiêm ngừa quan trọng trong thai kỳ mẹ nhé.

Phô mai và sản phẩm từ sữa

Phô mai và sản phẩm từ sữa là thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung

Sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa là những loại thực phẩm có chứa nhiều Canxi, vitamin D giúp phát triển hệ xương cho bé. Hơn nữa, trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ ở 3 tháng giữa thai kỳ tốt hơn. Nhờ có vitamin D, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ và duy trì mức độ canxi, phốt pho, giúp phát triển răng và xương cho bé. Thiếu vitamin D là nguyên nhân dẫn đến dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ, mẹ cũng nên biết việc cung cấp đầy đủ vitamin D khi mang thai cũng có thể làm giảm nguy cơ trẻ gặp các vấn đề về ngôn ngữ sau này.

Tăng cường rau củ quả và các loại hạt

Mẹ bầu nên bổ sung thêm rau củ quả và các loại hạt vào chế độ ăn hàng ngày

Rau củ quả là thực phẩm tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa. Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ khi mang thai. Rau lá xanh là thực phẩm giàu sắt có lợi cho mẹ bầu, mẹ chớ nên bỏ qua những thực phẩm này để ngăn ngừa thiếu sắt. Để cơ thể dễ hấp thụ sắp, mẹ nên uống thêm hoặc sử dụng những thực phẩm giàu vitamin C.

Theo các nghiên cứu khoa học, các loại hạt giàu axit béo Omega 3 giúp thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào não nhằm cải thiện trí tuệ của trẻ sơ sinh. Óc chó, hạnh nhân,… là món ăn vặt vui miệng nhưng đầy lợi ích cho mẹ bầu. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên dùng 3-6 quả óc chó một ngày là tốt nhất. Đây là liều lượng hợp lý để mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển trí não.

Một số thực phẩm khác

Phụ nữ mang thai nên chú trọng đến chế độ ăn uống

Bơ: Cũng giống như các loại rau củ, bơ luôn có mặt trong thực đơn cho các mẹ bầu 3 tháng giữa. Không chỉ được biết đến là loại trái cây giảm nghén hiệu quả ở ba tháng đầu; bơ còn là một thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của bé ở 3 tháng giữa. Vì chúng chứa lượng lớn omega-3, vitamin K, folate, vitamin C, kali và Vitamin B6.

Trứng gà: Là một trong số ít những nguồn cung cấp vitamin D từ thực phẩm tự nhiên. Mẹ nên nhớ, lòng đỏ trứng gà còn chứa choline. Đây là một chất quan trọng trong sự phát triển trí não của bé.

Cá hồi: Cá hồi là thực phẩm nên ăn trong 3 tháng giữa thai kì. Cá hồi chứa vitamin D, canxi. Đây còn là một trong những nguồn cung cấp DHA dồi dào cho bé. Muốn con thông minh ngay từ khi chưa sinh ra; mẹ không được bỏ lỡ món này trong thực đơn của mình đâu đấy.

Một số thực phẩm mẹ bầu không nên ăn

Gia vị mang tính nóng và cay

Mẹ bầu không nên ăn những thực phẩm quá cay nóng

Những gia vị có tính nóng và cay như ớt tiêu, hoa hồi, ngũ vị hương, quế,… không chỉ dễ làm mất nước mà còn khiến sự bài tiết của mẹ kém đi. Mẹ cũng rất dễ mắc các bệnh như đau dạ dày, trĩ, táo bón. Trong khi, với mẹ bầu nếu phải rặn nhiều vì bị táo bón, khiến cho bụng bị nén xuống. Thai nhi trong tử cung lúc này cũng bị ép theo. Điều này dễ tạo nên những hậu quả xấu như động thai hay sinh sớm. Như vậy chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ nên tránh xa những gia vị trên là tốt nhất.

Thực phẩm để lâu

Phụ nữ mang thai ăn các loại thực phẩm để lâu có thể bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính. Thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong 2 – 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa. Lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng. Thậm chí ngừng phát triển và dẫn đến tình trạng thai nhi bị quái thai, dị tật bẩm sinh. Nguy hiểm hơn sẽ khiến thai bị chết.

Mặt khác, trong thời kỳ thai nghén, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng của gan, thận đều rất yếu. Các chất độc gây nhiễm độc cho thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Những đồ uống kích thích và đồ ngọt

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng đồ uống kích thích và đồ ngọt

Khi mẹ dùng lượng thức ăn và đồ uống có chứa chất cafein có thể dẫn đến các tình trạng như tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn,… các chất caffein có thể thông qua cuống rốn vào thai nhi làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé. Đối với nước ngọt, chứa lượng đường lớn sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cho mẹ.

Thịt tái hoặc nấu chưa chín

Kí sinh trùng toxoplasmosis có khả năng ký sinh trong thịt tái hoặc nấu chưa chín. Chúng có thể gây các biến chứng. Điển hình như sảy thai, thai chết lưu và các triệu chứng khác đặc biệt nếu bạn ở trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kì. Chú ý nấu chín thịt và các món ăn để tiêu diệt bất kì loại kí sinh trùng nào ẩn náu trên đó.

Bột ngọt

Bột ngọt là gia vị khá phổ biến. Tuy nhiên đối với mẹ bầu thì cần phải chú ý không nên ăn hoặc cần hạn chế. Thành phần chủ yếu của bột ngọt là muối sodiumglutamate. Do đó nếu mẹ ăn nhiều bột ngọt cũng chính là nạp vào cơ thể nhiều muối. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp, tiền sản giật cho mẹ bầu.

Nguồn: Meijimom.vn