Bằng công nghệ khoa học hiện đại ngày nay, con người có thể sáng tạo ra những thứ tưởng chừng như không tưởng. Những công nghệ này có thể giúp con người có những bước tiến đi xa hơn trong đời sống cũng như tri thức. Mới đây các nhà khoa học đã làm một điều khó có thể tưởng tượng được. Đó là nâng một vật thể chỉ dùng duy nhất ánh sáng. Nghe có vẽ hoang đường nhưng đó lại hoàn toàn là sự thật. Hãy cùng bài viết dưới đây của chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Định nghĩa về ánh sáng
Ánh sáng là chữ phổ thông dùng để chỉ các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường của con người (tức là từ khoảng 380 nm đến 760 nm), còn gọi là vùng khả kiến. Giống như mọi bức xạ điện từ, ánh sáng có thể được mô tả như những đợt sóng hạt chuyển động gọi là photon. Ánh sáng có tốc độ rất nhanh, điều này dễ hiểu khi trời mưa. Ta thấy cái chớp xong rồi một lúc mới nghe như tiếng sấm.
Nguồn sáng chính trên Trái Đất là từ Mặt Trời. Ánh sáng mặt trời cung cấp năng lượng mà thực vật xanh sử dụng để tạo ra đường chủ yếu dưới dạng tinh bột. Giải phóng năng lượng vào các sinh vật tiêu hóa chúng. Quá trình quang hợp này cung cấp hầu như tất cả năng lượng được sử dụng bởi các sinh vật sống.
Trong lịch sử, một nguồn sáng quan trọng khác đối với con người là lửa. Từ lửa trại cổ xưa đến đèn dầu hỏa hiện đại. Với sự phát triển của đèn điện và hệ thống điện, ánh sáng điện đã thay thế hiệu quả sáng. Một số loài động vật tạo ra ánh sáng của riêng chúng. Một quá trình gọi là phát quang sinh học. Ví dụ, đom đóm sử dụng ánh sáng để xác định vị trí bạn tình và mực quỷ sử dụng nó để ẩn mình khỏi con mồi.
Điều khiển vật thể bay lơ lửng bằng ánh sáng
Các nhà nghiên cứu ghép hai tấm màng phim làm từ vật liệu Mylar. Và nâng chúng lên bằng năng lượng từ loạt đèn LED cực sáng trong buồng chân không. Trước đây, giới khoa học chưa bao giờ sử dụng duy nhất ánh sáng để làm vật thể lớn như vật bay lơ lửng. Theo nghiên cứu sinh tiến sĩ Mohsen Azadi ở Đại học Pennsylvania.
Mặt trời là nguồn năng lượng quan trọng cho phép sử dụng ánh sáng để cung cấp điện. Azadi và cộng sự tận dụng năng lượng ánh sáng và biến đổi nó thành lực đẩy các vật thể. Dù nhóm nghiên cứu mới chỉ thử nghiệm với vật thể nhỏ. Công nghệ hứa hẹn mang lại đột phá trong tương lai.
Các nhà khoa học muốn sử dụng công nghệ trên để khám phá tầng trung lưu, nơi rất khó nghiên cứu. Nhóm của Azadi dự định chế tạo một thiết bị bay sử dụng công nghệ lơ lửng. Nhờ nó để mang những cảm biến nhỏ lên tầng trung lưu. NASA cũng đang lên kế hoạch đầu tư vào công nghệ này. Chủ yếu bởi nhiệt độ trong khí quyển sao Hỏa tương tự tầng trung lưu ở Trái đất. Nhờ đó, các thiết bị siêu nhẹ hoạt động nhờ nó có thể giúp thu thập dữ liệu về nhiệt độ và thành phần cấu tạo khí quyển.
Nguồn: Khoahoc.tv