Bạn đã biết gì về loãng xương?
Trong thời trẻ quá trình hủy xương và tái tạo xương trong cơ thể mọi người là bằng nhau. Từ năm 35 – 40 tuổi trở đi, số lượng xương bị hủy vượt cao hơn lượng xương được tái tạo. Do đó khối lượng xương dần dần giảm đi, xương trở nên mỏng hơn. Bên cạnh đó, do người cao tuổi ít ra ngoài và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nên việc hấp thụ canxi từ ruột kém đi,… Khiến cho tình trạng thiếu canxi ở người cao tuổi càng trở nên nghiêm trọng. Mật độ xương đỉnh ở tuổi 20-25 đạt được càng cao thì nguy cơ loãng xương sau này càng giảm.
Ở phụ nữ mãn kinh, sự mất xương tăng lên do nồng độ estrogen giảm nhanh. Bình thường, sau mãn kinh 5-7 năm lượng xương mất đi tới 20% . Khi cơ thể bị loãng xương sẽ xảy ra tình trạng xương bị mỏng yếu và dễ gãy. Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng của xương bị giảm. Xương bị mỏng đi, làm chất lượng xương cũng giảm và xương trở nên dễ gãy.
Phương pháp xác định tình trạng loãng xương
Đo mật độ xương chính là đo mật độ chất khoáng có chủ yếu trong xương là Canxi bằng nhiều cách khác nhau. Mật độ xương đạt đỉnh khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành, đồng nghĩa với hệ xương chắc khỏe, dày, dẻo dai, vận động linh hoạt.
Tuy vậy, mật độ xương của mỗi người được dùng để phản ánh quá trình mất chất khoáng (một trong những quá trình của lão hóa), khi mà tỷ lệ tạo cốt bào bị lấn áp bởi hủy cốt bào. Xương dần mỏng đi khi tuổi càng cao, khối lượng xương giảm, suy yếu. Quá trình khoáng hóa kéo dài mà không có giải pháp ngăn chặn sẽ dẫn đến bệnh loãng xương. Bởi vậy cần đo loãng xương (mật đô xương) ngay từ sớm, để “đón đầu” quá trình mất khoáng do tuổi tác hoặc do các bệnh lý, lao động vất vả, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, từ đó có những giải pháp làm chậm quá trình loãng xương.
Làm gì để tránh tình trạng loãng xương?
Khi chúng ta nghĩ đến việc làm thế nào để có một cuộc sống mạnh khỏe. Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng cần phải có một lối sống lành mạnh. Chế độ ăn hợp lý để phòng đươc căn bệnh ung thư, bệnh tim mạch,tiểu đường …. Nhưng việc gìn giữ cho xương chắc khỏe cũng là một vấn đề rất cần được quan tâm. Vì xương là một bộ phận rất quan trọng của cơ thể. Khi xương bị loãng nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan khác của cơ thể. Việc dự phòng nguy cơ loãng xương không bao giờ là muộn ở bất cứ tuổi nào từ khi mới sinh cho đến khi lớn tuổi.
Canxi giúp cải thiện tình trạng loãng xương
Là một chất khoáng rất cần thiết cho sự hoạt động của nhiều bộ phận cơ thể như: mạch máu; thần kinh; cơ bắp. Hơn nữa nó giúp cho xương chắc khỏe, 99% lượng canxi của cơ thể nằm ở trong xương và răng.
Mỗi ngày canxi trong cơ thể sẽ bị mất đi qua da, móng, tóc, mồ hôi, nước tiểu, phân trong khi cơ thể chúng ta không tự sản sinh ra được canxi. Do đó, khi cơ thể thiếu canxi cho các hoạt động trên thì lập tức canxi từ xương sẽ được huy động vào máu để đi đến những bộ phận trong cơ thể. Canxi giúp xương chắc khỏe nhưng do quá trình lão hóa mà khả năng hấp thu canxi của bạn ngày một kém đi. Do đó việc bổ sung nhiều canxi từ thực phẩm giàu canxi và dễ tiêu hóa như hải sản, sữa, rau lá xanh đậm… là rất tốt cho người loãng xương. Việc này sẽ giúp cân bằng quá trình tạo xương và mất xương trong cơ thể ở giai đoạn này.
Vitamin D bảo vệ xương
Vitamin D có vai trò quan trọng bảo vệ xương, giúp sự hấp thu canxi từ ruột. Vitamin D giúp cho xương chắc khỏe. Nếu cơ thể thiếu vitamin D, xương của bạn sẽ yếu và dễ có nguy cơ gãy xương. Từ 50 tuổi trở xuống: 400 – 800 IU /ngày. Từ 50 tuổi trở lên: 800 – 1000 IU/ngày
Da có tác dụng tạo nên vitamin D từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời (Tia UVB). Lượng vitamin D được tạo ra từ da này còn phụ thuộc vào thời gian trong ngày, mùa, vùng miền, màu da…Vào mùa đông, việc sản sinh lượng vitamin D này có thể bị giảm đi hoặc không có. Những người sử dụng kem chống nắng để phòng nguy cơ ung thư da sẽ làm mất khả năng tạo vitamin D. Những người này cần bổ sung vitamin D bằng thức ăn. Sản phẩm sữa có bổ sung vitamin D, ngũ cốc, nước cam, sữa đậu nành hoặc bổ sung vitamin D.
Tuy nhiên, vẫn cần sử dụng bổ xung vitamin D vì rất khó có thể đảm bảo được lượng vitamin D qua thức ăn.Có hai loại vitamin D: Vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol), hai loại này đều tốt cho sức khỏe xương.
Những người có nguy cơ thiếu vitamin D là ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc thường xuyên che mặt khi ra ngoài. Những người bị một số bệnh: bệnh tiêu hóa, viêm đường ruột, sử dụng một số thuốc làm giảm nồng độ vitamin D (chống động kinh). Người có màu da rất đen, người béo phì, người già.
Chế độ ăn uống khoa học
Cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ calci – vitamin D.
- Nguồn canxi: từ thức ăn là tốt nhất. Những thức ăn có lượng canxi cao là: sữa ( ít béo hoặc không béo); sữa chua, cua đồng, tôm tép, cá ….Một số loại rau xanh, nước hoa quả, sữa đậu nành, bánh mì cũng có canxi với lượng ít hơn….
- Nguồn vitamin D: từ thức ăn như cá béo, cá thu,cá hồi, cá ngừ, sữa…Nếu khẩu phần ăn hàng ngày không đủ lượng canxi theo nhu cầu, chúng ta nên bổ sung canxi theo đường uống. Vậy, lượng canxi cần bổ sung bao nhiêu là đủ? Phụ thuộc vào lượng canxi mà bạn đã sử dụng qua đường thức ăn vì sử dụng canxi bằng đường thực phẩm vẫn là tốt nhất. Nếu lượng canxi sử dụng qua đường thực phẩm đủ rồi thì không cần phải uống bổ sung canxi.Tốt nhất là uống canxi cùng với thức ăn. Cần lưu ý có thể gây táo bón, đầy hơi thì có thể thay đổi loại canxi khác.
- Tránh hút thuốc và uống rượu: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hút thuốc lá và rượu là nguy cơ loãng xương.
Rèn luyện thể chất thường xuyên
Tùy theo tuổi và sức khỏe bạn cần tư vấn bác sĩ để tập những bài tập thể dục cho người loãng xương. Ví dụ ở tuổi từ 50 trở lên, không nên đi bộ quá 30 phút mỗi ngày. Mà cần tập bằng các dụng cụ hoặc bơi , aerobic với cường độ nhẹ, thái cực quyền ….
Nếu có kèm theo các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái đường, loãng xương….cần tư vấn bác sĩ chuyên khoa . Để được hướng dẫn tập luyện một cách thích hợp, không được tập quá mức gây đau đớn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng tốt cho xương. Các sản phẩm từ Sữa, sản phẩm từ sữa, sữa chua, sữa đậu nành; Cá :cá ngừ,hồi,cá thu…; Hoa quả, rau xanh (rau cải xanh, súp lơ, mướp đắng, bắp cải, khoai tây, cà chua, đu đủ, cam, chuối, chuối lá, mận tím, nho, dâu tây…Tóm lại, để có một sức khỏe tốt, hãy quan tâm đến bảo vệ khung xương mạnh khỏe để tránh nguy cơ loãng xương bằng cách luyện tập, có một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ canxi và vitamin D.
Nguồn: thaythuocvietnam.vn