IBM tạo ra con chip nhỏ nhất thế giới chỉ 2 nanomet

IBM tạo ra con chip nhỏ nhất thế giới chỉ 2 nanomet

Công nghệ Công nghệ mới

Trong khoa học công nghệ hiện đại, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao. Con chip là thứ không thể thay thế trong các thiết bị điện tử. Nó là trung tâm điều khiển cũng như là trái tim của toàn bộ thiết bị. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều công ty chuyên sản xuất chip mà điển hình là IBM. Đây là công ty sản xuất và nghiên cứu con chip lớn nhất thế giới. Công nghệ sản xuất chip ngày càng hiện đại, nó ngày càng nhỏ hơn nhưng ngược lại càng ngày càng mạnh mẽ hơn.

Vậy tại sao một con chip nhỏ xíu lại thực hiện được nhiều chức năng như vậy. Con chip được trang bị cho mình rất nhiều bán dẫn, nó chỉ thực hiện cho mình 2 chức năng đó là đóng và mở. Bằng một cách thần kỳ nào đó họ sắp xếp các bán dẫn này theo một quy luật nhất định để tạo ra một thuật toán xử lý chức năng. Vì vậy con chip càng có nhiều bán dẫn chứng tỏ con chip đó càng mạnh.

Đôi nét về IBM

IBM, viết tắt của International Business Machines. Là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ. IBM được thành lập năm 1911 tại Thành phố New York, lúc đầu có tên là Computing Tabulating Recording (CTR) và đổi thành International Business Machines vào năm 1924.

IBM là nhà thầu chuyên sản xuất và kinh doanh phần cứng, phần mềm của máy tính, cơ sở hạ tầng, dịch vụ máy chủ và tư vấn trong nhiều lĩnh vực từ máy tính lớn đến công nghệ na nô.

Đôi nét về IBM

Với hơn 350.000 nhân viên, IBM là công ty tin học lớn nhất thế giới. IBM có đội ngũ kỹ sư và nhân viên tư vấn tại 170 quốc gia. IBM còn có 8 phòng thí nghiệm trên thế giới. Nhân viên của IBM đã giành được 5 giải Nobel, 5 giải thưởng Turing – Giải thưởng Nobel của giới Công nghệ thông tin, 5 huy chương công nghệ quốc gia.

IBM sử dụng công nghệ xử lý 2 nanomet

Phần lớn chip máy tính dùng trong các thiết bị ngày nay có kích thước 7 hoặc 10 nanomet, một số nhà sản xuất cho ra đời con chip 5 nanomet. Con số càng thấp có nghĩa bộ xử lý càng nhỏ và cao cấp hơn. Con chip mới của IBM sử dụng công nghệ xử lý 2 nanomet, một bước tiến lớn đối với linh kiện dùng trong mọi thiết bị từ điện thoại thông minh và đồ gia dụng tới siêu máy tính và phương tiện vận chuyển.

 IBM sử dụng công nghệ xử lý 2 nanomet

Cách cải thiện hiệu suất của con chip là tăng số lượng linh kiện bán dẫn transistor. Bộ phận cốt lõi chuyên dùng để xử lý dữ liệu mà không làm tăng kích thước con chip. Chip 2 nanomet mới chỉ dày cỡ móng tay, chứa 50 tỷ transistor. Mỗi transister nhỏ bằng hai sợi ADN, theo phó giám đốc nghiên cứu Mukesh Khare của IBM. Càng chứa nhiều transistor, con chip càng tích hợp được nhiều thành tựu về trí tuệ nhân tạo và mã hóa.

Những lợi ích mà con chip mới mang lại

“Khi chúng ta trải nghiệm chiếc điện thoại, xe hơi hay máy tính tốt hơn. Đó là vì transistor phía sau đó trở nên tốt hơn”. Giám đốc nghiên cứu của IBM, Dario Gil, nhấn mạnh.

Con chip mới cho hiệu suất cao hơn 45% và tiết kiệm điện hơn 75% so với phần lớn chip 7 nanomet cao cấp hiện nay. Với chip 2 nanomet, pin điện thoại di động có thời lượng lâu hơn 4 lần. Laptop có thể hoạt động nhanh hơn và lượng khí thải của những trung tâm dữ liệu sẽ giảm mạnh do dựa vào con chip hiệu quả hơn.

Những lợi ích mà con chip mới mang lại

Theo dự kiến, chip 2 nanomet sẽ được sản xuất vào cuối năm 2024 hoặc 2025. IBM không phải công ty tiên phong về linh kiện bán dẫn. Khác với Intel (INTC) hoặc Samsung (SSNLF), hãng máy tính này không sản xuất chip với số lượng lớn. Thay vào đó, IBM cấp giấy phép công nghệ xử lý 2 nanomet cho các công ty sản xuất chip.

Nguồn: Khoahoc.tv