Mùa xuân là khoảng thời gian thời tiết không ổn định. Độ ẩm cao tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh phát triển theo mùa. Nếu hình thành những thói quen sinh hoạt tốt, chúng ta có thể giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh mùa xuân. Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, công tác phòng chống dịch là vô cùng quan trọng. Đó cũng là lý do vì sao bài viết này ra đời. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu các biện pháp phòng chống các loại bệnh phát sinh vào mùa xuân ở trẻ nhé!
Cảnh báo và lưu ý đề phòng dịch bệnh mùa xuân cho trẻ
Giao mùa xuân hè thời tiết bắt đầu chuyển nắng, độ ẩm không khí cao; báo động các dịch bệnh ở trẻ em. Đặc biệt là bệnh hô hấp và bệnh truyền nhiễm. Cơ thể trẻ còn yếu ớt, sức đề kháng còn kém. Hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện; nên rất dễ bị dịch bệnh tấn công.
Các bậc phụ huynh cần nhận thức rõ đây là thời điểm cần cảnh giác. Không thể chủ quan trong việc bảo vệ trẻ trước những dịch bệnh; đang hoành hành và phổ biến trên diện rộng. Những bệnh thường gặp lúc giao mùa xuân hè có thể kể tên; như bệnh về hô hấp, tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, sốt siêu vi… Luôn đe dọa tấn công trẻ bất cứ lúc nào. Các bậc phụ huynh là người quan trọng; đóng vai trò quyết định giúp các em phòng chống lại những bệnh nguy hiểm.
Tiêm ngừa phòng bệnh mùa xuân
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mọi người dân cần quan tâm; chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch. Đặc biệt, với các bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân và đã có vaccine phòng bệnh như sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm …). Khi tiêm vaccine cần đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín và làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Giữ ấm cho trẻ
Do mang đặc điểm của thời tiết giao mùa; nên nền nhiệt độ trong ngày thường xuyên biến độn. Từ nóng đến lạnh và ngược lại. Do đó, cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Đặc biệt với trẻ nhỏ, cần ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh mùa xuân
Một số căn bệnh nguy hiểm mắc vào mùa xuân; thường có nguy cơ truyền nhiễm cao qua đường hô hấp như sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm… Do đó cần tránh tiếp xúc, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân; với những người có dấu hiệu mắc các bệnh này. Đặc biệt, cần bảo vệ trẻ nhỏ và người già – những đối tượng có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh.
Chú ý vệ sinh và dinh dưỡng cho trẻ
Ngoài việc bảo vệ từ bên ngoài, cơ thể cũng cần khỏe mạnh từ bên trong. Để chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, cơ thể cần được bổ sung đủ chất, đủ dinh dưỡng. Để giúp tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Đảm bảo ăn chín, uống sôi, cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Với những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính, cần được bổ sung các loại đồ ăn lỏng, dễ tiêu, ăn thành nhiều bữa. Đồng thời, cho trẻ uống nước oresol, nước hoa quả để bù nước, bổ sung điện giải và các vitamin cần thiết.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vào mùa xuân
Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hằng ngày. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng cá nhân, dọn dẹp và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ.
Tăng cường miễn dịch “trực tiếp”
Trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên ốm vặt thì khả năng mắc bệnh vào thời điểm giao mùa là rất cao. Ngoài việc quan tâm chăm sóc về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cho trẻ, việc nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho trẻ là yếu tố quan trọng bậc nhất mẹ không nên bỏ qua.
Mẹ có thể bổ sung các chất tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch “trực tiếp” – Beta (1.3/1.6)-D-Glucan cho bé để giúp bé tăng khả năng phòng bệnh, ngăn ngừa ốm hiệu quả. Beta (1.3/1.6)-D-Glucan là chất tăng cường miễn dịch trực tiếp thông qua kích hoạt hệ thống kháng thể và đại thực bào bạch cầu tăng cường hoạt động chống lại các tác nhân gây bệnh.
Nguồn: laodong.vn