Bằng cách sử dụng những lời lẽ khuyên bảo, tôi đã khiến cho đứa trẻ nghe tôi, khi bị bố mẹ chúng dùng đòn roi, họ càng cảm thấy bất lực khi trẻ “lì đòn” hơn. Tôi chưa có con, nhưng tôi đã dành rất nhiều thời gian để nuôi dạy các cháu của mình. Tất cả các cháu của tôi đều nghe tôi. Tôi không hề dùng đến bạo lực. Những gì tôi nói hoàn toàn dựa trên logic và kinh nghiệm thực tế. Tôi không bao giờ ép cháu tôi nghe lời tôi. Tôi chỉ đang gợi ý về các khả năng và hậu quả sẽ xảy ra. Ngoài ra, chỉ ra lỗi của những người đã từng bị phạt trong quá khứ … Có thể là do tôi nói rõ và chúng nghe theo.
Sử dụng lời lẽ để dạy bảo trẻ
Tất nhiên, đó là cách áp dụng với những đứa trẻ có vốn từ vựng phong phú từ nhỏ. Có thể hiểu được những thứ bạn nói. Do tôi đã nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển từ vựng. Vốn từ từ nhỏ nên các cháu đã được huấn luyện để hiểu những gì cần hiểu. Trong khi đó, bố mẹ chúng lại dạy con bằng roi vọt và kết quả là chúng không nghe lời bằng cách dạy của tôi.
Kỷ luật cho trẻ ở đây có thể đưa ra một số biện pháp như tự vấn, ngồi một mình, chơi một mình. Hoặc phải làm một số công việc nào đó, hoặc tự động xin lỗi, cúi người tạ lỗi với nạn nhân, viết cam kết, viết bài thu hoạch nhận thức, giúp đỡ người khác…
Tránh dùng đòn roi
Nhiều người thế hệ trước cứ nghĩ họ trưởng thành và thành đạt nhờ “roi vọt”. Thực ra là ai cũng có xu hướng tự ngộ nhân, hoặc tự cho mình là “hơn người, xuất sắc”. Để chỉ nhìn vào thành công của mình để chứ ít ai để ý những thiếu sót, những mặt tối của bản thân. Nên nếu dùng ánh mắt của chính mình. Thế hệ mình để phán xét thế hệ khác thì người ta có xu hướng tôn vinh mình. Dìm thế hệ trẻ (quy tắc tư duy bảo thủ, không muốn thay đổi, muốn lặp lại sự ổn định bấy lâu – còn gọi là quy tắc bảo toàn).
Xu hướng tiêu cực
Nếu dùng ánh mắt thế hệ trẻ nhìn nhận, bạn sẽ thấy có nhiều vấn đề. Rõ nhất là những người trưởng thành nhờ roi vọt thường sẽ có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Thực tế, vấn đề vẫn còn ở đó, chỉ là người ta không quan tâm và để mặc, bỏ rơi đứa trẻ. Chỉ là nó phải học cách sợ để không được dùng vấn đề đó làm phiền cha mẹ, thầy cô… Vô tình, họ không cho vấn đề được nảy sinh mà “tàn sát” ngay từ khi mới là mầm mống.
Ta biết rằng, khi có mâu thuẫn, vấn đề phát sinh thì cần phải có phương pháp giải quyết. Như vậy mới thúc đẩy xã hội tiến bộ. Những người không bị roi vọt, nhưng vẫn tuân theo các quy tắc kỷ luật lành mạnh. Sẽ giải quyết vấn đề, biết lắng nghe, tôn trọng người khác, đối phương (dù là trẻ em, học sinh), biết giao tiếp với người khác hiệu quả.
Các bậc cha mẹ cần chú ý
Nếu bạn la mắng hoặc sử dụng đòn roi với con, hãy cố gắng tìm hiểu xem tại sao con lại phản ứng như vậy. Nếu bạn đang la hét vì tức giận, hãy học cách để bình tĩnh lại. Điều này sẽ giúp bạn làm gương cho con về việc kiểm soát được cảm xúc của mình. Các trẻ ăn vạ, la hét khi bị la mắng có xu hướng là bố mẹ chúng cũng là người thích la hét và áp dụng những cách dạy con nghe lời tiêu cực. Hãy dành thời gian cho bản thân để bình tĩnh lại, thấu hiểu hơn. Trừ những tình huống nguy hiểm cần phản ứng ngay thì hãy đợi đến khi bạn bình tĩnh mới nói chuyện với con
Tóm lại, tránh cằn nhằn hoặc lặp đi lặp lại lời yêu cầu hoặc cảnh cáo với con. Thay vào đó, hãy đưa ra những quy tắc, nếu trẻ làm sai thì hãy thực hiện hình phạt như những gì bạn đã trao đổi với trẻ trước đó để cho trẻ thấy rằng bạn nói thì bạn sẽ làm. Không đưa ra những lời ra lệnh mà hãy dẫn dắt con để con làm đúng. Luôn khen ngợi khi con làm tốt một việc gì đó. Để trẻ cảm thấy mình đã làm được việc tốt và được bố mẹ tôn trọng.
Nguồn: Vnexpress.net