Nhắc đến hàng không vũ trụ thì chúng ta lại liên tưởng đến Nasa của Hoa Kỳ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều quốc gia cũng rất mạnh về không gian vũ trụ. Nga là một trong những cường quốc về không gian và vũ trụ thế giới. Họ có những thành tựu vũ trụ đang nể không kém cạnh Hoa Kỳ. Khoa học vũ trụ của Nga được đánh giá rất cao trên thế giới. Mới đây họ đã phát triển thành công cảm biến sao cỡ nhỏ và đang bắt đầu đưa vào bay thử nghiệm.
Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga
Cơ quan nhà nước cho các hoạt động không gian “Roscosmos”. Cũng được gọi là Roskosmos (tiếng Nga: Роскосмос), tiền thân là Cơ quan Vũ trụ Nga. Rồi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Nga, là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về chương trình khoa học vũ trụ và nghiên cứu không gian của Nga. Roskosmos toạ lạc tại một thành phố nhỏ, được gọi là ‘thành phố Vũ trụ’, gần Moskva.
Cơ quan Vũ trụ Nga được thành lập vào ngày 25 tháng 2 năm 1992. Sau sự tan rã của Liên Xô cùng với chương trình vũ trụ Xô viết, với người đứng đầu là Yuri Koptev. Mục đích của RKA là thực hiện vai trò như cơ quan NASA của Hoa Kỳ. Tháng 6 năm 1999, RKA được tổ chức lại. Đặt lại tên là Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Nga và có thêm chức năng mới về hàng không. Yuri Koptev vẫn là người đứng đầu.
Ngày 9 tháng 3 năm 2004, trong nỗ lực sắp xếp lại một số tổ chức khi Vladimir Putin tái tranh cử chức tổng thống. Rosaviakosmos lại được tái tổ chức, với tên mới là Cơ quan Vũ trụ Liên bang (FKA). Yuri Koptev bị thay bằng Anatoly Perminov, một cựu chỉ huy của Lực lượng Vũ trụ Quân đội.
Từ những năm 2010, hàng loạt lỗi kỹ thuật đã dẫn đến sự cần thiết phải hiện đại hoá. Và tái cơ cấu ngành công nghiệp và không gian. Nỗ lực tái cơ cấu sau đó đã thành công trong một loạt các cải cách dự kiến cả về hình thức và nội dung. Đầu tiên là tạo ra Cơ quan Thống nhất về Tên lửa và Không gian.
Nga triển khai thử nghiệm cảm biến sao
Văn phòng báo chí của công ty cho biết. “Cảm biến sao cỡ nhỏ AZDK-1 cho các phương tiện vũ trụ nhỏ được tạo ra bởi Azmeritcho đã bắt đầu bay thử nghiệm”. Thiết bị này là một phần của vệ tinh viễn thám Orbicraft-Zorkiy do công ty Sputnix sản xuất. Cảm biến sao được thiết kế để xác định hướng của tàu vũ trụ trong không gian. So với hệ tọa độ sao xích đạo quán tính thông qua việc quan sát các ngôi sao trong quang phổ khả kiến.
Marat Abubekerov – phó Giám đốc điều hành Azmerit cho biết loại cảm biến mới này rẻ hơn ba bốn lần so với các thiết bị tương tự của nước ngoài. Phó giám đốc nói thêm: “Đặc trưng của thiết bị này là độ chính xác vừa phải và tiêu thụ điện năng thấp. Với đặc điểm khối lượng và kích thước nhỏ gọn. Thiết bị có thể đặt vào một đơn vị của một phương tiện vũ trụ nhỏ. Do đó, cảm biến sao có chi phí thấp hơn nhiều lần so với các sản phẩm tương tự của nước ngoài”.
Vệ tinh Orbicraft-Zorkiy được đưa vào quỹ đạo gần Trái đất vào ngày 22/3/2021.
Nguồn: Khoahoc.tv