Có khá nhiều loại rau bà bầu phải kiêng trong quá trình mang thai

Một số loại rau bà bầu phải kiêng giai đoạn 3 tháng đầu tiên

Ẩm thực Dinh dưỡng cho mẹ bầu

Có thể nói rằng việc bổ sung các loại rau củ vào chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng, nhất là với phụ nữ mang thai. Một chế độ ăn nhiều rau củ sẽ làm giảm đi các nguy cơ về bệnh tim mạnh. Đặc biệt một số loại rau xanh còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư, hạn chế tình trạng béo phì. Tuy nhiên, đối với bà bầu lại khác. Trong suốt giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, có một số loại rau bà bầu phải kiêng. Tất nhiên các loại rau này đều tương đối tốt với những người bình thường, tuy nhiên với bà bầu thì lại có đôi chút khác biệt. Chúng ta hãy cùng khám phá chi tiết tên của một số loại rau này nhé.

Rau sam dễ gây sảy thai

Rau sam dễ gây sảy thai vì loại rau này có tính hàn cao

Rau sam có hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều vitamin, khoáng chất. Đặc biệt là hàm lượng axit béo omega-3 có trong rau sam rất dồi dào. Đây cũng là loại rau khá dễ trồng, dễ chăm sóc nên thường được dùng để chế biến món ăn. Mặc dù mang nhiều ưu điểm như vậy nhưng thực tế đây lại là một trong những loại rau bà bầu không nên ăn. Bởi lẽ, rau sam có tính hàn khá cao, giúp giải độc, thanh nhiệt, trừ giun nên sẽ rất dễ gây kích thích mạnh đến tử cung. Nó sẽ làm tăng tần suất co bóp dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao.

Rau ngải cứu, rau ngót

Thai phụ không nên ăn rau ngải cứu, rau ngót trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Theo một vài nghiên cứu cho thấy giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn ngải cứu và rau ngót. Lý do là vì sao? Hai loại rau này có công dụng giúp giảm đau cơ, lưu thông máu và giảm đau bụng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều ngải cứu và rau ngót trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả dẫn đến là nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non rất cao. Sau 3 tháng, khi thai đã cứng cáp thì mẹ bầu có thể cho ngải cứu và rau ngót vào thực đơn. Tốt nhất nên ăn ở một mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh gây ra những hậu quả khôn lường nhé.

Khoai tây mọc mầm

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm

Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên. Do đó, ăn khoai tây đã nảy mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều các hợp chất này dẫn tới ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm. Ở liều tiêu thụ thấp, glycoalkaloid dư thừa thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi tiêu thụ với số lượng lớn hơn, chúng có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh. Thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn việc ăn khoai tây mọc mầm.

Rau răm

Ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu sẽ gây ra tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm cho thai phụ

Đối với người Việt, rau răm thường được dùng kèm trong các món ăn để làm tăng thêm mùi vị. Loại rau này còn giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, rau răm còn có tác dụng làm ấm bụng, tiêu thực và tán hàn. Tuy nhiên, việc ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Trong khi giai đoạn mang thai là lúc phụ nữ dễ bị thiếu máu nhất. Ngoài ra, trong rau răm còn chứa chất gây ra tình trạng co bóp tử cung dễ dẫn đến sẩy thai. Tốt nhất, bà bầu nên hạn chế ăn rau răm ở mức thấp nhất để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho thai nhi.

Rau chùm ngây

Rau chùm ngây không tốt cho thai phụ ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên

Có thể chị em sẽ hơi bất ngờ khi thấy rau chùm ngây nằm trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn bởi những tác dụng mà nó đem đến. Thậm chí, chùm ngây còn được xem là “thần dược” với hàm lượng dinh dưỡng hơn 90 dưỡng chất. Chỉ riêng phần lá và hoa của chùm ngây đã có thể cung cấp gấp 7 lần hàm lượng vitamin C của một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt và 3 lần lượng kali trong chuối. Ngoài ra, trong rau chùm ngây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng sinh, chống viêm nhiễm… có khả năng ngăn ngừa khối u, giúp đào thải độc tố, bảo vệ gan và đặc biệt là khả năng chống lại căn bệnh tiểu đường.

Dù được xem là “thần dược” với hàng loạt công dụng; nhưng rau chùm ngây cũng mang đến không ít tác hại cho phụ nữ mang thai. Vì bên cạnh những dưỡng chất có lợi như trên thì trong rau chùm ngây còn chứa alpha-sitosterol. Đây là một loại hormone có cấu trúc tượng tự estrogen với chức năng ngăn ngừa mang thai, làm co trơn tử cung. Từ đó dẫn đến nguy cơ sẩy thai rất cao. Vì vậy để đảm bảo an toàn; các mẹ nên loại bỏ ngay loại rau này khỏi thực đơn ăn uống của mình đi nhé.

Cải bó xôi (rau bina)

Ăn nhiều cải bó xôi cũng sẽ gây ra tình trạng thiếu máu ở thai phụ

Cải bó xôi thuộc danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn vì trong đó có chứa axit oxalic làm hạn chế khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu trong thai kỳ rất nguy hiểm đối với thai phụ. Tốt nhất, các mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa phải cải bó xôi. Kèm theo đó là những món ăn giúp hỗ trợ hấp thu chất sắt như cá, thịt cùng các loại trái cây giàu vitamin C. Như vậy thì sẽ mang lại hiệu quả đáng kể cho sức khỏe.

Ngoài ra nếu ăn quá nhiều cải bó xôi, phụ nữ mang thai rất dễ bị sỏi thận. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba càng cần lưu ý. Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn nhiều cải bó xôi còn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai.

Đu đủ xanh

Mẹ bầu ăn đu đủ xanh có thể tăng nguy cơ sảy thai

Nếu bà bầu đang mang thai ăn đu đủ xanh có thể gặp phải nguy cơ sảy thai, sinh non. Bên trong nhựa đu đủ xanh có chất papain có thể làm co thắt tử cung. Không những thế, papain còn làm chậm sự sinh trưởng của bào thai. Nó cũng có thể gián tiếp dẫn tới xuất huyết nhau thai.

Tiếp đó, ngay cả khi không bị sảy thai, sinh non thì chymopapain trong đu đủ xanh cũng làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Những thông tin trên là kết luận từ nghiên cứu trên chuột của một nhóm nhà khoa học Ấn Độ. Tuy chưa chắc chắn tác động tới người cũng 100% giống như vậy nhưng để an tâm, bà bầu nên tránh xa món này. Ít nhất mẹ cần phải kiêng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhưng nếu bạn muốn ăn đu đủ chín thì cứ thoải mái nhé. Đu đủ chín không hại bà bầu, ngược lại còn có lợi cho cả mẹ lẫn bé.

Mướp đắng

Ăn nhiều mướp đắng có thể gây co thắt tử cung

Giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali cũng như các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng mướp đắng không phải lựa chọn hoàn hảo cho tất cả các mẹ bầu. Không chỉ chứa thành phần gây ngộ độc cao như quinine, saponic glycosides và morodicine có thể gây nôn ói, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy…, hạt mướp đắng còn chứa vicine, độc tính có khả năng gây nhức đầu, đau thắt bụng. Thậm chí, những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm có thể bị hôn mê nếu ăn phải. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy; ăn quá nhiều mướp đắng còn là nguyên nhân gây các vấn đề về tiêu hóa. Chúng còn gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai, sinh non rất nguy hiểm.

Rau má

Rau má là một trong những loại rau bà bầu không nên ăn

Vốn là loại rau khá lành tính, rau má có tác dụng thanh lọc cơ thể; làm đẹp da nên rất được chị em phụ nữ yêu thích. Loại rau này được dùng để chế biến món ăn. Rau má cũng có thể ép nước. Món nước này vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa cung cấp thêm nước cho cơ thể. Tuy nhiên, đó là với những phụ nữ bình thường. Phụ nữ mang thai nếu dùng rau má nên cẩn thận. Lý do bởi dùng nhiều rất dễ gây sảy thai và nhiều biến chứng sức khỏe khác.

Giai đoạn mang thai, việc ăn uống được xem là nỗi lo lớn nhất của các thai phụ. Bà bầu có thể rất thèm ăn nhưng không thể ăn những món mình thích. Tuy nhiên, nếu không muốn gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe của bản thân và cả thai nhi trong bụng, các chị em đừng dại gì mà động đũa vào những loại rau bà bầu không nên ăn kể trên nhé.

Nguồn: Marrybaby.vn