Gia đình là nơi bạn ở bên những người thân yêu của mình, ai cũng mong có một gia đình hạnh phúc. Mọi người đều có những tiêu chuẩn để xây dựng cho mình gia đình hạnh phúc. Các tiêu chuẩn này dựa trên các yếu tố như ổn định tài chính, chia sẻ, hiểu biết và tôn trọng. Hiện nay, có nhiều người cho rằng gia đình có điều kiện vật chất sẽ hạnh phúc. Cũng có người chỉ muốn gia đình sum vầy, yêu thương nhau là đủ. Tùy từng người có những quan điểm, tiêu chuẩn khác nhau về xây dựng gia đình hạnh phúc. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu về những tiêu chí khi xây dựng gia đình nhé!
Mối quan hệ tốt đẹp
Mục tiêu này là rất cần thiết. Vì nó sẽ giúp bạn và đối phương duy trì sự thân mật, kết nối. Đồng thời, đồng cảm và cảm giác an toàn và bình yên trong mối quan hệ. Bạn phải đặt mục tiêu dành thời gian cho nhau nếu muốn mối quan hệ của mình thăng hoa. Khi bạn bỏ bê tình cảm, sự xa cách sẽ bắt đầu xảy ra.
Giao tiếp vợ chồng
Giao tiếp là xương sống của mọi cuộc hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng đã không thể cùng nhau đi đến đích vì không biết lắng nghe và thấu hiểu. Xung đột chắc chắn sẽ xảy ra trong hôn nhân, nhưng với sự giao tiếp đúng mực và thường xuyên, mọi vấn đề đều có thể được giải quyết.
Thỏa mái thảo luận
Hãy nuôi dưỡng tình bạn của mình với vợ (chồng) để bạn có thể cảm thấy thoải mái khi thảo luận về những vấn đề khó khăn. Những cuộc trò chuyện gay gắt giúp bạn khôn ngoan hơn, mạnh mẽ hơn và mở rộng chân trời của bạn. Nếu bạn né tránh những vấn đề khó khăn, cuối cùng chúng sẽ kìm hãm sự giao tiếp và hủy hoại cuộc hôn nhân của bạn
Tạo dựng mối quan hệ gia đình
Một mối quan hệ thân tình với cả hai bên gia đình vợ chồng sẽ giúp cuộc hôn nhân của bạn không còn nhiều mâu thuẫn. Vợ (chồng) bạn có những kỳ vọng về bạn và vợ (chồng) của bạn có thể không thực tế: họ luôn hy vọng bạn sẽ dành tất cả các kỳ nghỉ với họ, hoặc bạn sẽ làm theo lời họ bất chấp mọi thứ, hoặc họ sẽ gặp bạn và nói chuyện với bạn bảy ngày một tuần. Đôi khi, những mong đợi này không được hai vợ chồng thảo luận cho đến khi xung đột xảy ra. Lựa chọn thông minh là nhận ra và xử lý các xung đột tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra.
Xây dựng những thói quen tốt
Những thói quen trong gia đình có thể là nguồn gốc gây căng thẳng khôn lường cho một cặp vợ chồng. Nhiều cặp vợ chồng thường xuyên khó chịu với nhau vì một người không góp phần làm việc nhà còn người kia thì liên tục phàn nàn. Không thể tránh khỏi trường hợp khi một người vô cùng ngăn nắp và sống có tổ chức, trong khi người kia lại là một kẻ lười biếng, thụ động.
Những công việc có vẻ nhỏ nhặt nhưng lại là một việc lớn. Trừ khi bạn muốn có một số xung đột lớn và sự oán giận xảy ra, bạn phải thảo luận ngay về chủ đề này từ bây giờ. Hãy nghĩ về nó theo cách này: hai bạn sẽ sống với nhau trong một căn phòng đã từ rất lâu rồi, cớ gì lại không thể nói cho nhau nghe về những thói quen sinh hoạt của bản thân?
Tài chính vững vàng
Tiền bạc là tiêu chí quan trọng. Nó có thể khiến hôn nhân thành công hoặc thất bại. Sẽ luôn có sự mất cân đối về thu nhập giữa bạn và người bạn đời. Những thói quen tiền bạc của hai người cũng khác nhau. Do đó, điều cần thiết là thảo luận về thái độ của bạn đối với các vấn đề tài chính. Có như vậy thì các bạn mới có thể hiểu cách tiếp cận của nhau trong việc kiếm, chi tiêu và tiết kiệm. Nếu bạn và người ấy không cùng quan điểm về tài chính. Đó sẽ là nguồn căng thẳng thường xuyên trong suốt cuộc hôn nhân của bạn. Vì lý do này, hãy hài hòa các hoạt động của bạn đối với tiền bạc. Bạn phải đảm bảo rằng mỗi người là một phần của các quyết định tài chính.
Cả hai bạn lúc nào cũng nên biết tiền ở đâu và đi đâu:
- Giải quyết theo một mục tiêu chung: dù mục tiêu dài hạn của bạn là gì. Hãy đảm bảo rằng hai bạn thống nhất.
- Tạo ngân sách: lập một ngân sách cho biết rõ thu chi hàng tháng. Ngồi xuống với vợ (chồng) của bạn và đặt tên cho từng mục một.
Tiêu chí sức khoẻ
Có lẽ điều này là quá nhiều khi kỳ vọng vào việc cả hai người trong hôn nhân có thể có cùng mục tiêu sức khỏe. Tuy nhiên, hai bạn hoàn toàn có thể lên những mục tiêu phù hợp cho cả hai. Hãy nghĩ xem bạn sẽ khó khăn như thế nào khi lên kế hoạch nấu ăn cho hai người ăn uống trái ngược nhau? Có lẽ, số tiền cho ăn uống có thể đội lên ngoài sức tưởng tượng. Cuộc hôn nhân của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu hai bạn tìm ra cách thống nhất những mục tiêu về sức khỏe của nhau.
Quan tâm, chia sẻ
Sự quan tâm chia sẻ tạo nên sự kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình. Với cuộc sống bận rộn như hiện nay, việc dành nhiều thời gian để cùng nhau trò chuyện là điều hiếm hoi với nhiều gia đình. Cha mẹ thường mải mê với công việc mà chưa dành thời gian quan tâm đến các con. Điều đó dễ dẫn đến việc các bé dễ bị tủi thân, cô đơn, lạc lõng,… Vì vậy, hãy sắp xếp công việc để dành thời gian nhiều hơn nói chuyện, tâm sự với các thành viên trong gia đình để mọi người đều cảm được quan tâm, được chia sẻ khi trở về nhà. những bữa ăn tối, những buổi đi thể dục cùng nhau hay một chuyến du lịch gia đình… sẽ giúp mọi người thêm hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.
Tôn trọng nhau
Trong gia đình thì ai cũng cần được tôn trọng, cả trẻ nhỏ cũng vậy. Sự thiếu tôn trọng trong suy nghĩ sẽ gây ra những lời nói, hành động làm tổn thương người khác. Mà lời nói là thứ có tính sát thương rất lớn. Vết thương về thể xác có thể được chữa khỏi nhưng những gì đã nói ra có lẽ cả đời vẫn chưa quên được.
Nhiều gia đình có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên vai trò của người đàn ông trong gia đình được đánh giá cao còn phụ nữ thì không có tiếng nói. Điều này rất dễ dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người chồng đối với người vợ. Dù trình độ dân trí ngày càng được cải thiện, tuy nhiên tư tưởng này chưa được xóa bỏ hoàn toàn, nó vẫn còn len lỏi trong suy nghĩ của nhiều người.
Hay trong mối quan hệ của cha mẹ với con cái; nhiều bậc cha mẹ luôn bắt ép con phải làm theo những gì mình đã sắp xếp. Họ không cần biết con có thích hay không. Với suy nghĩ “con không biết gì” cha mẹ có quyền quyết định cả tương lai của con. Từ trường học, việc làm đến cả chuyện hôn nhân. Điều này dẫn đến việc con cái lúc nào cũng cảm thấy bất mãn. Nên phải lấy tôn trọng là tiêu chí quan trọng trong mối quan hệ với các thành viên.
Làm tròn trách nhiệm
Mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ và trách nhiệm riêng để gia đình hạnh phúc hơn. Với các con phải có nghĩa vụ đi học, ngoan ngoãn, hiểu thảo với ông bà, bố mẹ. Vợ và chồng cùng nhau làm việc, chăm sóc, nuôi dạy con cái, báo hiếu cha mẹ. Nếu mỗi thành viên trong gia đình đều làm tốt trách nhiệm của mình thì những người còn lại mới có thể yên tâm để phát triển những việc khác. Hãy nghĩ đơn giản như việc con cái ngoan ngoãn, học giỏi thì cha mẹ mới toàn tâm toàn ý phát triển sự nghiệp để mang lại cho con một cuộc sống đầy đủ hơn.
Ngoài ra, mỗi thành viên trong gia đình đều phải biết cách tự chăm sóc bản thân. Khi làm được điều đó, bạn sẽ biết cách trân trọng những giá trị của mình, tự tin. Đồng thời, yêu đời hơn và lan tỏa niềm hạnh phúc đến những người xung quanh. Hãy dành thời gian nhiều hơn để quan tâm đến sức khỏe, tinh thần của mình. Bằng cách tích cực tham gia các hoạt động xã hội, làm đẹp, tập thể dục,… Chỉ khi nào bạn yêu thương, trân trọng chính mình thì bạn mới nhận được sự trân trọng của người khác.
Nguồn: Giadinh.net.vn