Covid-19 trở lại người già cần làm gì để đề phòng?

Phòng bệnh cho người lớn tuổi Sức khỏe

Làn sóng Covid-19 đã quay trở lại và đe dọa tính mạng con người ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Số ca mắc bệnh liên tục tăng lên và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tại Việt Nam, thời gian gần đây cũng đang đón làn sống Covid-19 lần thứ 4. Nhưng với nổ lực của toàn dân cùng cả hệ thống chính trị dịch đã được kiểm soát bước đầu. Người già chính là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng đã suy yếu nhiều đi. Vậy cần làm gì để ngăn chặn Covid tấn công người cao tuổi?

Tình hình Covid-19 gần đây như thế nào?

Những thông tin trên khiến nhiều người lo lắng về sự lây lan của virus mới này. Nhất là với những trường hợp có sức đề kháng kém như người già, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, người dân nên bình tĩnh, tránh tâm lý hoang mang. Và chủ động thực hiện những biện pháp phòng bệnh quan trọng.

Theo các chuyên gia truyền nhiễm, virus phát tán từ người bệnh ra môi trường khi ho, hắt hơi. Đặc biệt, thời tiết lạnh các loại virus thường tồn tại lâu hơn ngoài môi trường, tạo điều kiện cho bệnh lây lan. Trong khi, những điều kiện như môi trường, thời tiết nhiệt độ không thể thay đổi được. Thì các biện pháp phòng lây nhiễm qua đường hô hấp là lựa chọn tốt nhất để phòng bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo để bảo vệ sức khoẻ trong mùa dịch người dân cần tránh tụ tập nơi đông người. Nên đeo khẩu trang và vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên để hạn chế sự lây lan của bệnh.

Theo bác sĩ Trần Mạnh Bắc, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa trung ương đã khuyến cáo rất nhiều. Trong khi một người thân nhập viện, rất nhiều người đến thăm. Mặc dù bệnh nhân đang nằm ở phòng cấp cứu. Người khỏe mang mầm bệnh thì không chắc đã mắc bệnh, chỉ khổ người bệnh đã ốm lại bệnh thêm. Vì vậy, nếu gia đình có người già nằm viện thì người thân quen cũng hạn chế đến thăm. Để tránh mang theo virus lây bệnh, BS Bắc khuyến cáo.

Làn sóng Covid-19 đang quay trở lại

Virus hay tấn công người già, đúng hay sai?

Môi trường yêu thích của virus

Theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết. Khi thời tiết lạnh hoặc ẩm là môi trường thích hợp cho các loại virus phát triển và tấn công gây bệnh. Hai đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất là người cao tuổi và trẻ em. Là do có sức đề kháng kém hơn.

Khi trời nắng ấm, nhiệt độ trên 20-25 độ C thì vi khuẩn và virus sẽ kém phát triển, ít lây lan. Do đó, chúng ta có thể dự phòng bằng cách tạo môi trường sống trong nhà và môi trường làm việc được thông thoáng, ấm áp. Không khí nên sạch sẽ, tránh ẩm thấp, tránh đồ đạc bị ẩm mốc dễ gây bệnh.

Virus tấn công người già cực dễ

Giải thích về vấn đề người cao tuổi dễ bị nặng hơn khi bệnh xâm nhập. PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh cho hay,  nguyên nhân là người cao tuổi thường có bệnh nền mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn, khớp, loãng xương…. Ngoài việc phải uống rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh nền. Cơ thể cũng suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác. Khi người cao tuổi mắc bệnh thì thường bị rất nặng do tương tác của bệnh mới với bệnh nền cũng như tương tác của rất nhiều loại thuốc. Khi bị nhiễm virus, cơ thể không đủ sức chống lại. Đồng thời lại khởi động một chuỗi rối loạn kèm theo trên nền bệnh mạn tính như suy gan, suy thận, suy đa tạng làm phức tạp việc điều trị.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh nCoV hiện nay, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh cho biết. Các nhà khoa học trên thế giới cũng khuyến cáo, người cao tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường không nên đi lễ hội hay đến những nơi đông người. Người tăng huyết áp và đái tháo đường dễ có nguy cơ cao mắc các biến chứng viêm nhiễm, như nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn tiết niệu…

Người già là đối tượng yêu thích của virus

Phương pháp phòng ngừa Virus Corona tấn công người già

Tránh xa nguồn lây

Ngoài việc duy trì điều trị thường quy, người cao tuổi nên tránh xa các nguồn lây nhiễm. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ đường mũi, họng sạch, giữ ấm. Nên đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc ở chỗ đông người. Rửa tay thường xuyên, ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.

Dự phòng lây truyền nCoV bằng các biện pháp dự phòng chuẩn như dùng khẩu trang khi tiếp xúc gần. Rửa tay, giám sát các đối tượng trở về từ vùng dịch tễ và cách ly bệnh nhân.

Tăng sức đề kháng

Để tăng sức đề kháng phòng chống mọi loại virus gây bệnh. PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh nhấn mạnh, người cao tuổi thường ít uống nước, nhất là khi thời tiết lạnh vì không có cảm giác khát và ngại đi vệ sinh. Vì vậy, trong mỗi gia đình nên chủ động đặt nước ấm hoặc trà ấm tại các vị trí thuận lợi. Và thường xuyên nhắc người cao tuổi uống nước định kỳ ngay cả khi không khát. Có thể uống nước lọc, nước trà, nước hoa quả để tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc rửa tay thường xuyên với xà phòng vừa giúp loại bỏ được các loại vi khuẩn, virus vừa dễ thực hiện, không tốn kém mà hiệu quả cao.

Làm xét nghiệm khi cần thiết

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết. Dấu hiệu nhận biết viêm phổi cấp do nCoV  gần giống với triệu chứng của cảm lạnh. Khi bị nhiễm virus Corona, người bệnh thường có các triệu chứng như: sốt, đau họng, sổ mũi, nhức đầu, rét run, tức ngực, ho, khó thở… Khi virus này gây bệnh nặng, tùy cơ quan bị tổn thương mà nó có biểu hiện khác.

Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và văcxin phòng bệnh. Việc điều trị vẫn dựa trên phòng bệnh, điều trị triệu chứng và biến chứng. Các phương pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm hỗ trợ hô hấp như thở oxy, thở máy, ECMO giúp giữ bệnh nhân sống sót cho đến khi bệnh tự hồi phục. Vì vậy khi có các biểu hiện nghi nhiễm cần được làm xét nghiệm ngay để chủ động phòng ngừa, điều trị.

Tiêm Vắc-xin Covid-19 cho người cao tuổi

Người cao tuổi cần được ưu tiên tiên vắc-xin ngừa Covid

Khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do Covid-19 gia tăng theo độ tuổi. Đây là lý do vì sao CDC khuyên những người từ 65 tuổi trở lên nên tiêm vắc-xin Covid-19. Sử dụng vắc-xin là một bước quan trọng trong việc phòng ngừa bị mắc bệnh gây ra bởi virus.

Các nghiên cứu cho thấy vắc-xin Covid-19 an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh nghiêm trọng do virus Corona gây ra. Sau khi sử dụng vắc-xin, một số người lớn tuổi sẽ gặp phải tác dụng phụ như: Đau, mẩn đỏ hoặc sưng nơi tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt…Đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang tạo sức đề kháng chống lại virus.

Các dấu hiệu của nghi nhiễm Covid-19

Theo Bộ Y tế, người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV mới có triệu chứng như: sốt, ho, khó thở. Có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp và nguy cơ tử vong. Đặc biệt những người có bệnh lý mạn tính, bệnh nền.

Một số người nhiễm virus nCoV có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng. Điều này gây khó khăn cho việc phát hiện. Bộ Y tế khuyến cáo những trường hợp nghi ngờ là nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính với các biểu hiện sốt, ho, có thể khó thở. Và có một trong các yếu tố dịch tễ sau:

  • Có tiền sử đến/ở/về từ vùng có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh.
  • Hoặc tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

Những trường hợp trên cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác, cách ly, điều trị kịp thời. Ngoài ra, những người tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi bị bệnh, động vật hoang dã ở các vùng dịch tễ trong vòng 14 ngày cũng cần cảnh giác. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ chú ý đến sức khỏe của người già hơn. Nhất là trong tình hình phức tạp của dịch bệnh.

Nguồn: daithaoduong.kcb.vn