bệnh

Cách phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ khi thời tiết trở lạnh

Phòng bệnh cho trẻ Sức khỏe

Thời tiết chuyển mùa, trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp kèm theo sốt, ho, sổ mũi, thở khò khè. Nếu cha mẹ chủ quan không cho trẻ đi khám và điều trị mà tự ý chăm sóc trẻ tại nhà sẽ khiến bệnh hô hấp của trẻ nặng hơn. Và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lòng chữa khỏi. Đây là một loại bệnh dễ bắt gặp ở trẻ nhỏ. Trên thực tế, khoảng 1/3 trẻ nhập viện vì khó thở trong năm đầu sau sinh. Đặc biệt với thời tiết chuyển lạnh đột ngột, trẻ lại càng dễ mắc bệnh hơn, nếu có hệ miễn dịch kém. Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ ngay trong bài viết này.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do virus.
  • Do vi khuẩn.
  • Do cảm lạnh.

Ngoài ra, do trẻ em hệ thống miễn dịch cơ thể còn yếu nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm Amidan, viêm V/A, viêm xoang, viêm tai giữa.

Nguyên nhân gây bệnh 

Điều kiện thuận lợi gây bệnh hô hấp

  • Do thời tiết thay đổi đặc biệt là khi giao mùa. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa (khoảng tháng 9 đến tháng 3), lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp.
  • Bệnh hay gặp hơn ở trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh mãn tính kèm theo và không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
  • Trẻ sống trong môi trường chật hẹp, ô nhiễm, vệ sinh kém, nhiều khói bụi, thuốc lá.
  • Môi trường có nguồn lây trẻ hít phải dịch tiết có chứa vi khuẩn hay virus do người bệnh bắn ra khi họ, hắt hơi, sổ mũi, trẻ cầm nắm các vật dụng, đồ chơi nhiễm bẩn bị bám dịch tiết hay có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh.

bệnh hô hấp

Một số biểu hiện trẻ bị bệnh hô hấp

  • Sốt, ho, chảy mũi.
  • Trẻ biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
  • Trẻ có thể quấy khóc về đêm nếu bị viêm tai giữa, viêm xoang…

Chia sẻ của bác sĩ về bệnh

BS.CK1 Lê Thị Thanh Thảo (Phó khoa Hô Hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM) chỉ ra các bệnh về hô hấp mà trẻ nhỏ thường mắc phải khi thay đổi thời tiết như viêm trên, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… Đặc biệt là trẻ bị hen phế quản, có thể lên cơn hen từ mức độ trung bình đến nặng. Tại khoa Hô Hấp 1 (Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM), số lượng bệnh nhi nội trú tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Chia sẻ của bác sĩ

“Để giảm thiểu các loại bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Đó là giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là khi đưa trẻ ra ngoài vào ban đêm và buổi sáng sớm; cho trẻ uống đủ nước, ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng; tránh ăn uống những thức ăn quá lạnh; đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài; tránh tới những nơi đông người; thường xuyên rửa tay khi chăm sóc trẻ; hạn chế tiếp xúc với trẻ khi có triệu chứng hô hấp” – bác sĩ Thanh Thảo đưa ra lời khuyên.

Đối với trẻ mắc hen phế quản, cần được khám, tư vấn và điều trị dự phòng. Khi trẻ có biểu hiện bệnh lý hô hấp như ho, sốt, sổ mũi,… cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguồn: laodong.vn