Thời tiết chuyển mùa là lúc người cao tuổi dễ mắc bệnh. Một trong những căn bệnh phổ biến nhất là viêm phổi. Căn bệnh này tấn công họ bằng cách âm thầm lặng lẽ. Trong khi diến biến bệnh lại nhanh và vô cùng phức tạp. Vì vậy việc phòng bệnh viêm phổi cho người lớn tuổi là vô cùng quan trọng. Điều này giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh. Cũng như có thể phát hiện bệnh sớm nhất để tiến hành điều trị ngay. Tránh để lại nhiều hậu quả xấu hay di chứng nặng nề hơn.
Bệnh viêm phổi là gì?
Một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi là bệnh viêm phổi. Đây là một bệnh nghiêm trọng, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị đúng và kịp thời. Phổi là một bộ phận trong cơ thể với vai trò chính yếu là trao đổi các khí – đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra, phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.
Ở người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan,dạ dày, lá lách. Viêm phổi là viêm các phế nang trong phổi do một tổn thương nào đó gây nên, hay gặp nhất là nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virút, vi nấm. Viêm phổi có thể ở một vùng hoặc ở một vài vùng (viêm phổi thùy hoặc “đa thùy”) hoặc toàn bộ phổi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi
Viêm phổi vì nhiễm vi khuẩn
Có nhiều thứ có thể gây viêm phổi nhưng thường gặp nhất là nhiễm trùng. Thời tiết chuyển mùa chính là điều kiện lý tưởng cho các bệnh đường hô hấp phát triển. Trong đó có bệnh viêm phổi. Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi là nhiễm vi khuẩn. Có thể sau một đợt nhiễm virút đường hô hấp trên, lúc này virút làm tổn thương niêm mạc đường dẫn khí hô hấp. Điều này làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công vào phổi.
Bình thường ở đường hô hấp trên có rất nhiều vi khuẩn cư trú ở đó (phế cầu, H.influezae…) nhưng không gây bệnh (gọi là vi khuẩn ký sinh). Khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là sức đề kháng của người già bị suy giảm hoặc mắc bệnh cúm, các vi khuẩn này trở nên gây bệnh (gọi là gây bệnh cơ hội). Các chủng vi khuẩn Gram âm (trực khuẩn mủ xanh…) hoặc vi khuẩn tụ cầu vàng (S.aureus) hoặc vi khuẩn liên cầu. Mặc dù ít gặp nhưng rất nguy hiểm, bởi chúng có thể gây viêm phổi nặng. Nó khiến bệnh nhân bị suy hô hấp, dẫn tới phải thở máy, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, một số vi khuẩn như Chlamydia và Mycoplasma cũng có thể gây bệnh viêm phổi ở NCT.
Viêm phổi do bệnh nền khác
Triệu chứng
Viêm phổi ở người cao tuổi thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết. Hoặc rất dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh khác. Nhiều người bệnh chỉ sốt nhẹ, ít ho (thậm chí không ho), không có đờm. Hoặc ít đờm nhưng lại thở nhanh, thở gấp hơn bình thường.
Tuy nhiên, hầu hết người già khi bị viêm phổi thường có sốt. Có thể không sốt do sức kháng kém nên phản xạ rất yếu, ớn lạnh. Hay ho kèm đờm màu đục, đau tức ngực nhất là khi hít sâu vào hoặc khi ho và khó thở. Tuy nhiên, đối với một số người lớn tuổi quá yếu, triệu chứng bệnh đôi khi không điển hình chủ yếu là mệt mỏi, chán ăn.
Vì vậy người nhà khó phát hiện cho nên thường nhập viện muộn.Bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi làm cho người bệnh khó thở nhiều hơn. Gây tím môi, mạch nhanh có thể gây suy hô hấp hoặc gây xẹp một thùy phổi bởi do đờm đặc quánh gây tắc phế quản. Hoặc có thể gây áp-xe phổi, tràn dịch, tràn mủ màng phổi. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể dẫn đến viêm màng ngoài tim rất nguy hiểm.
Lời khuyên của bác sĩ
- Giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột. Đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Hàng ngày cần vệ sinh họng, mũi, miệng bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá. Vì đó là yếu tố nguy cơ rất thường gặp ở người già làm tăng khả năng mắc nhiễm khuẩn ở phổi.
- Giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, thoáng mát. Nhằm loại bỏ các vi khuẩn, virus gây nên bệnh lý hô hấp nhiễm khuẩn. Nên đeo khẩu trang hoặc các biện pháp bảo hộ khi tới môi trường độc hại, nhiều khói bụi.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể, chất đạm cần chú ý chính, đường, muối kháng, vitamin. Và mỡ thì đảm bảo bổ sung theo nhu cầu cơ thể. Nhằm tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch ở người cao tuổi
- Thực hiện tiêm phòng vắc-xin cúm hoặc phế cầu khuẩn trên những người có chỉ định. Đặc biệt với những người có bệnh phổi mạn tính, suy tim. Người tuổi trên 65 cần tiêm dự phòng bệnh viêm phổi, các chứng viêm nhiễm đường hô hấp ở người già.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, suy tim, đái tháo đường. Hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – là các bệnh thường gặp của người già.
Nguồn: cdc.hatinh.gov.vn